Chiều này (1.3), Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vụ việc ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Khối tài sản gần 8.400 tỉ được chia như thế nào đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Khối tài sản của 2 vợ chồng tại Trung Nguyên được chia như thế nào đang thu hút sự chú ý của dư luận |
Chiều này (1.3), Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vụ việc ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Khối tài sản gần 8.400 tỉ được chia như thế nào đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Tại các phiên tòa xử sơ thẩm vụ án ly hôn trước đó, ông Vũ và bà Thảo đều đã đưa ra đề nghị về mức phân chia tài sản. Theo đó, phía ông Vũ yêu cầu được phân chia tài sản theo tỷ lệ 7:3. Phía bà Thảo phản đối và yêu cầu được nhận 51% tổng giá trị tài sản chung của 2 vợ chồng.
Theo thông tin từ phía ông Vũ, tổng giá trị tài sản chung hiện nay là gần 8.400 tỉ đồng, trong đó phần giá trị nhất chính là cổ phần chung của 2 vợ chồng tại hệ thống 7 công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên.
Theo luật sư Trần Thu Nam, đoàn Luật sư TP. Hà Nội, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi ly hôn, tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc phải chia bằng nhau.
Luật sư Nam cho rằng, việc ông Vũ đòi tỉ lệ chia tài sản 7:3 không phải là không có căn cứ, bởi lẽ việc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn theo tỷ lệ nào còn phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
Thứ nhất, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
Thứ hai, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
Thứ ba, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
Thứ tư, yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Theo LS Nam, trong vụ ly hôn của ông Vũ và bà Thảo, việc xác định công sức đóng góp của 2 bên đang là điều khó, dẫn đến sự không thống nhất trong chia tài sản.
Trước những tranh cãi của 2 vợ chồng, VKS có quan điểm tài sản chung của vợ chồng nguyên tắc giải quyết khi ly hôn mà không thỏa thuận được thì chia đôi, tuy nhiên có xem xét đến các yếu tố đóng góp công sức của mỗi bên…
"Trong TH tài sản được chia đôi 5:5, trong đó có cổ phần của 2 vợ chồng tại Tập đoàn Trung Nguyên, bà Thảo có thể sẽ là người có nhiều ưu thế hơn", LS Nam nói.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, chỉ cần có trên 40% cổ phần, thì người đó đã có thể được bầu làm thành viên HĐQT. Điều đó đồng nghĩa với việc bà Thảo sẽ có thêm quyền lực tại Tập đoàn và có thể phủ quyết một số vấn đề quan trọng của Trung Nguyên.
Vợ chồng \'vua cà phê\' Trung Nguyên phải đóng bao nhiêu tiền án phí?
Tổng tài sản đem ra tranh chấp trong vụ ly hôn này lên tới 8.400 tỷ đồng. Do đó, mức án phí mà vợ chồng ... |
Vợ chồng cà phê Trung Nguyên tranh chấp cổ phần 7 công ty thế nào?
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, bà Thảo đề nghị chia theo tỷ lệ 5:5 cổ phần trong 7 công ty. Tại tòa, bà ... |