NATO chia rẽ bởi "lời nhạo báng trần trụi"

“Lời nhạo báng trần trụi” được liên hệ với phát biểu rằng, châu Âu, đặc biệt Đức, sẽ “hoàn toàn mù, điếc và không thể tự bảo vệ” nếu không có Mỹ.

“Lời nhạo báng trần trụi”

Ngày 20/11, Ngoại trưởng 29 nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về nhiều chủ đề như tham vọng quân sự của Trung Quốc, an ninh năng lượng, các mối đe dọa tiềm tàng, vai trò trung tâm của NATO trong việc bảo vệ các quốc gia thành viên…

Cuộc họp này diễn ra 2 tuần trước khi Hội nghị thượng đỉnh NATO tại London (Anh) được tổ chức, cũng là cuộc họp chính thức đầu tiên của NATO sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích liên minh này là “chết não”.

nato chia re boi loi nhao bang tran trui
Hội nghị ngoại trưởng NATO tại Brussels ngày 20/11

Bất chấp những khẳng định của giới chức NATO về sức mạnh đoàn kết của liên minh, cuộc họp ngày 20/11 tiếp tục thể hiện sự bất đồng sâu sắc trong nội bộ khối. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã giải thích về nhận định của Tổng thống Macron đồng thời đưa ra các ý tưởng cải tổ.

Ông Le Drian đề xuất khối chỉ định một nhóm chuyên viên cao cấp nghiên cứu tầm nhìn NATO về giá trị và mục tiêu của khối và báo cáo lại cho các lãnh đạo các quốc gia thành viên vào năm 2021. Các chuyên gia này cần tập trung vào các vấn đề nóng như quan hệ Nga-NATO, các thách thức an ninh tương lai, đặc biệt là vấn đề khủng bố và các công nghệ quân sự mới.

Tuy nhiên, tại một cuộc họp báo sau cuộc họp, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã 3 lần từ chối bình luận về đề xuất trên của Pháp. Động thái này được cho là dấu hiệu căng thẳng nội bộ NATO.

Còn tại trụ sở của NATO, nhiều ngoại trưởng đã chia sẻ chỉ trích của ông Macron về việc thiếu sự đồng thuận giữa Mỹ và các nước NATO khác ở châu Âu, ví dụ trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ mở cuộc tấn công tại miền Bắc Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp cũng bị các nhà ngoại giao NATO chỉ trích là “vô trách nhiệm” khi bày tỏ nghi ngờ về nghĩa vụ hỗ trợ của NATO đối với các nước thành viên và đưa ra tuyên bố “châu Âu có thể tự bảo vệ mình”.

nato chia re boi loi nhao bang tran trui
Pháp muốn EU độc lập với NATO?

Đánh giá của Tổng thống Pháp hoàn toàn trái ngược với quan điểm của các chuyên gia về chính sách an ninh của NATO, thậm chí có người còn gọi tuyên bố của ông Macron là “lời nhạo báng trần trụi”. Theo giới phân tích, tuyên bố của Tổng thống Pháp được liên tưởng với phát biểu của người đứng đầu Hội nghị An ninh Munich Wolfgang Ischinger rằng, châu Âu, đặc biệt Đức, sẽ “hoàn toàn mù, điếc và không thể tự bảo vệ” nếu không có Mỹ.

Chuyên gia Bastian Giegerich, người đứng đầu bộ phận phân tích quốc phòng và quân đội của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại London, cho rằng trong trường hợp Washington rút lui khỏi NATO thì châu Âu sẽ phải chi ra khoản tiền khổng lồ để bù đắp khoảng trống do Mỹ để lại, và để tiến gần hơn đến “quyền tự trị chiến lược” của châu lục này, một trong những định hướng được Pháp không ít lần đề cập.

Một nghiên cứu do chuyên gia Bastian Giegerich và các đồng nghiệp thực hiện cho thấy, nếu Mỹ rút khỏi NATO, châu Âu sẽ phải bỏ ra khoản chi phí bù đắp từ 95 đến 357 tỉ USD, tùy thuộc vào việc châu Âu sẽ chỉ phải bảo đảm an ninh cho các tuyến hàng hải quốc tế hay phải chi phí cho một cuộc chiến tranh hạn chế trên bộ tiềm tàng với Nga (trong kịch bản Moscow đánh chiếm Litva và một phần của Ba Lan). Theo chuyên gia Bastian Giegerich, điều này sẽ cần tới 2 thập kỷ.

Vòng kim cô của Mỹ

Theo giới phân tích, châu Âu hiện phụ thuộc quá lớn vào Washington về mặt quân sự. Trong rất nhiều lĩnh vực từ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống tên lửa tấn công, máy bay ném bom tầm xa, radar cảnh báo sớm đến các thông tin tình báo, hoạt động do thám…, châu Âu đều phải phụ thuộc vào “người anh cả” là Mỹ.

Ngoài ra, châu Âu còn thiếu cơ cấu chỉ huy, hiệp đồng tác chiến quy mô lớn để thực hiện các chiến dịch quân sự lớn, kéo dài, có sự tham gia của hàng chục nghìn binh sĩ và khí tài quân sự. Trong NATO hiện nay cũng chỉ có Mỹ mới có thể cung cấp băng thông cần thiết để đảm bảo liên lạc an toàn cho các chiến dịch quân sự quy mô lớn như vậy.

nato chia re boi loi nhao bang tran trui
Không có Mỹ, các nước châu Âu thiếu đủ loại vũ khí, từ tên lửa tới F-35

Các chuyên gia cho rằng, nếu không có Mỹ, châu Âu sẽ thiếu máy bay ném bom và máy bay chiến đấu tầm xa thế hệ mới như F35, cũng như các hệ thống tên lửa dẫn đường hiện đại để thực hiện các cuộc tấn công chính xác ở khoảng cách xa.

Trong lực lượng hải quân, các chuyên gia cũng nhận thấy những khiếm khuyết của châu Âu như thiếu các tàu khu trục và khả năng hạn chế trong việc tiến hành chiến tranh tàu ngầm hiện đại. Ngoài ra, nhiều quốc gia châu Âu dựa vào sự hỗ trợ rất thiết thực từ Mỹ như tiếp nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu, vận chuyển thiết bị và binh sĩ bằng đường hàng không…

Tại trụ sở NATO, nhiều nhà ngoại giao cũng đã chỉ ra một thực tế: Ngay chính Pháp cũng sẽ không thể tiến hành chiến dịch quân sự của mình ở Mali nếu không có sự hỗ trợ từ Mỹ.

Nghiên cứu của chuyên gia Giegerich chỉ ra rằng, châu Âu hiện đang thiếu khả năng công nghiệp quốc phòng. Vấn đề đặt ra là ngay cả khi các nước châu Âu chi 2% cho ngân sách quốc phòng theo yêu cầu chung của NATO thì cũng không đủ để thay thế hoàn toàn vai trò của Mỹ. Nước Đức có vai trò quan trọng nhưng mới chỉ chi cho quốc phòng chưa đến 1,4% GDP, trong khi con số này của Anh và Pháp lần lượt là 2,13% và 1,82% GDP.

nato chia re boi loi nhao bang tran trui
"Mối đe dọa Nga" sẽ giúp đoàn kết EU và NATO?

Giới phân tích châu Âu cũng hoài nghi vào tuyên bố của Tổng thống Pháp bởi câu hỏi được đặt ra là liệu các cường quốc hạt nhân như Anh và Pháp có đủ sức bảo vệ châu Âu và răn đe Nga hay không, và liệu các nước Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva có tin vào Paris như tin Washington hay không?

Giữa lúc nội bộ NATO lục đục, ông Alexander S. Neu - nghị sĩ thuộc đảng Die Linke cánh tả ở Đức, cho biết Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể được coi là những kẻ đào huyệt của NATO vì cả 2 nước này đều đang lợi dụng liên minh quân sự để xúc tiến những chương trình nghị sự của riêng mình.

Ông Neu nêu rõ: "NATO đang ở trong tình trạng gần giống như ông Macron miêu tả. Các đối tác của liên minh này đang ngày càng nói nhiều về các lợi ích riêng của họ, tách rời những lợi ích của NATO. Mặt khác, chúng tôi chứng kiến những nỗ lực nhằm lợi dụng NATO như một công cụ phục vụ cho những lợi ích riêng của ai đó. Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể được gọi là những kẻ đào huyệt của NATO. NATO đang suy yếu".

nato chia re boi loi nhao bang tran trui

NATO sẽ tập trung tác chiến không gian và kiềm chế Trung Quốc

Ngoại trưởng các nước NATO nhóm họp tại Brussels đã nhất trí đưa không gian trở thành một trong những lĩnh vực tác chiến trọng ...

nato chia re boi loi nhao bang tran trui

Chính ông Putin làm NATO "chết não", thành xác không hồn

Chính sách của ông Putin khiến NATO không thể có được tiền đề tồn tại và cơ sở thể hiện sức mạnh, biến NATO phải ...

nato chia re boi loi nhao bang tran trui

Đằng sau tuyên bố NATO ‘chết não’ của Tổng thống Pháp Macron

Những bất đồng trong nội bộ Liên minh Bắc Đại Tây Dương đạt đến mức bản thân các thành viên “cần xem xét lại mục ...

nato chia re boi loi nhao bang tran trui

Chiến dịch Atrina-2: Tàu ngầm Nga “qua mặt” Hải quân NATO như thế nào?

Mười tàu ngầm của Hạm đội Phương Bắc (Nga) đã bí mật tiếp cận thành công bờ biển nước Mỹ trong một cuộc diễn tập.

nato chia re boi loi nhao bang tran trui

NATO xem xét thay đổi cách gọi tiêm kích Su-57 của Nga

Tiêm kích thế hệ thứ 5 do công ty PAK-FA của Nga chế tạo trước đây được NATO gọi là Frazor.

Đông Triều

/ baodatviet.vn