Với lời khẳng định mới nhất từ các quan chức quốc phòng Mỹ thì "chiến công bắn hạ F-16" mà Không quân Ấn Độ vẫn tuyên bố đã có câu trả lời.
Trong cuộc đụng độ tại đường phân giới LoC giữa Không quân Ấn Độ (IAF) và Không quân Pakistan (PAF) xảy ra hôm 27/2, New Delhi tuyên bố chiếc MiG-21 Bison do Trung tá phi công Abhinandan Varthaman điều khiển đã bắn rơi một chiếc F-16 của PAF bằng tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 trước khi bị một máy bay khác bắn hạ.
Tuy nhiên phía Pakistan luôn bác bỏ tuyên bố này, họ khẳng định đây chỉ là lời vu cáo của Ấn Độ nhằm tạo ra mâu thuẫn giữa Islamabad với Washington, vì khi bán hàng Mỹ đã có thỏa thuận rằng đối tác chỉ được dùng F-16 ngoài lãnh thổ trong trường hợp chống khủng bố mà thôi.
Vào hôm 21/3, Pakistan đã tung bằng chứng là chiếc MiG-21 bị hạ không bắn đi bất cứ một tên lửa nào. Pakistan trưng ra 4 tên lửa không đối không mà chiếc chiến đấu cơ này mang theo, đồng nghĩa chiến công của nó là không có thật.
Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn kiên trì rằng họ có bằng chứng xác thực là đã bắn hạ F-16 của Pakistan và sẽ cung cấp cho phía Mỹ.
Trang Foreign Policy cho biết, vừa qua các chuyên viên Mỹ đã đến Pakistan và trực tiếp tham gia kiểm đếm số máy bay F-16 của Islamabad và tuyên bố không thiếu bất kỳ một chiếc chiến đấu cơ nào cả.
Điều này đồng nghĩa với khẳng định chắc chắn 100% rằng tuyên bố của Không quân Ấn Độ rằng Trung tá phi công Abhinandan Varthaman - người lái chiếc MiG-21 Bison bắn hạ được F-16 của Pakistan là bịa đặt.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa đưa ra thông tin phản hồi về những gì mà trang Foreign Policy vừa đăng tải.
Chí Linh
Lý do Ấn Độ phải dùng MiG-21 đối đầu tiêm kích F-16 Pakistan
Phi đội Su-30MKI không có nơi đóng quân gần biên giới, buộc tiêm kích MiG-21 cất cánh trước để đánh chặn lực lượng Pakistan. |
Pakistan dồn toàn bộ phi đội F-16 tới sát biên giới LoC?
Nếu động thái mới nhất của Không quân Pakistan được xác định là sự thật thì đây rõ ràng là một bước leo thang căng ... |