Washington lo ngại về công nghệ tên lửa siêu thanh và các ứng dụng quân sự tiềm năng của Trung Quốc và Nga.
Tại Geneva (Thụy Sĩ), Đại sứ Mỹ về Giải trừ quân bị Robert Wood tại Liên hợp quốc cho biết: “Công nghệ siêu thanh là thứ mà chúng tôi lo ngại, những ứng dụng quân sự tiềm năng từ chúng. Chúng tôi đã từ chối, không theo đuổi các ứng dụng quân sự cho công nghệ này”.
"Trung Quốc và Nga đang theo đuổi rất tích cực việc sử dụng, quân sự hóa công nghệ này. Chúng tôi sẽ phải đáp trả... Không biết làm thế nào chúng tôi có thể đối phó với công nghệ đó, cả Trung Quốc và Nga cũng vậy", Robert Wood cho hay.
Mỹ lo ngại trước việc Trung Quốc - Nga phát triển, sử dụng vũ khí siêu thanh. (Ảnh: Reuters) |
Theo Đại sứ Robert Wood, các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ gặp khó trong việc theo dõi các loại vũ khí tốc độ cao, có thể cơ động và né tránh các lá chắn nhằm ngăn chúng xâm nhập lãnh thổ.
“Nga có tên lửa siêu thanh Avangard, một trong những ICBM (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa) hạng nặng. Chúng tôi đã biết về điều đó. Loại công nghệ này là đáng lo ngại, bởi vì chúng tôi chưa từng phải đối mặt với chúng", ông Robert Wood cho biết thêm.
Ông Robert Wood cũng hy vọng rằng, cộng đồng quốc tế sẽ đề ra các cơ chế pháp lý để kiểm soát sự phát triển các loại công nghệ mới này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, Washington đang theo dõi chặt chẽ việc phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến của Trung Quốc. “Chúng tôi theo dõi chặt chẽ sự phát triển của Trung Quốc về vũ khí và năng lực nước này. Hệ thống công nghệ tiên tiến sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ vẫn tập trung vào thách thức quân sự từ Bắc Kinh.
Hôm 16/10, tờ FT dẫn nguồn tin cho biết "quân đội Trung Quốc đã phóng một tên lửa mang phương tiện bay siêu thanh" và đánh giá nó là "tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân".
Theo FT, tên lửa này "đã bay qua không gian quỹ đạo thấp" và có thể giúp Trung Quốc "chọc thủng" các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vốn được thiết kế để nhắm mục tiêu theo quỹ đạo parabol cố định của tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, hôm 18/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này đã thử nghiệm phương tiện vũ trụ vào tháng 7, chứ không phải tên lửa siêu thanh.
Hệ thống S-500 của Nga có thể chống lại vũ khí siêu thanh trên vũ trụ
S-500 có thể được coi là hệ thống phòng thủ vũ trụ thế hệ thứ nhất, bởi vì trong tương lai, hệ thống này sẽ ... |
Nga “khoe” Mỹ vũ khí siêu thanh mới nhất
Quân đội Nga cho biết, đã cho các thanh tra Mỹ xem vũ khí siêu thanh mới nhất của nước này. |