Nga có thể dàn thêm tên lửa đạn đạo Iskander ở vùng biên giới, là lời dọa trả đũa việc Mỹ dàn quân Mỹ trên toàn vùng biên giới Nga.
Trung đoàn kỵ binh số 2 của Mỹ hành quân từ Đức qua Ba Lan-Ảnh: Bộ chỉ huy quân Mỹ ở châu Âu |
Lầu Năm Góc cho biết Trung đoàn kỵ binh số 2 của Mỹ đã đến một tiền đồn NATO ở Ba Lan, nơi chỉ cách vùng Kaliningrad của Nga khoảng 100 dặm.
Nhóm quân này là nỗ lực mới nhất của Mỹ để trấn an các đồng minh NATO ở Đông Âu: 3 nước vùng biển Baltic và Ba Lan đều lo ngại ‘mối đe dọa quân sự từ phía Nga láng giềng’.
Nga cáo buộc Mỹ cố tình khiêu khích, xem thường an ninh Nga
Tuy nhiên, Moscow cáo buộc Mỹ và NATO xem thường an ninh Nga, đem quân thù địch bao vây nước Nga. Hãng thông tấn TASS ngày 12.10 dẫn lời ông Vladimir Shamanov, chủ nhiệm ủy ban quốc phòng Hạ viện Nga nói:
"Nga sẽ không nhắm mắt làm ngơ việc Mỹ dàn quân ở vùng biên giới và không chỉ triển khai quân đội, Nga cũng sẽ tăng cường phương tiện chiến đấu, ví dụ dàn thêm tên lửa Iskander ở Kaliningrad của Nga".
Bộ Quốc phòng Nga cũng lên án việc Mỹ dàn quân. Người phát ngôn Igor Konashenkov nói \'\'Mỹ chuẩn bị xâm lược” bằng cách dàn Trung đoàn kỵ binh số 2 trên toàn vùng biên giới Nga mà không rút số phương tiện quân sự của lực lượng Mỹ từng trú đóng ở đó.
Ông nói động thái của Mỹ là vi phạm một thỏa thuận mà Nga-NATO ký năm 1997 nhằm kết thúc sự thù địch Chiến tranh Lạnh kéo dài hàng chục năm giữa hai bên. Thỏa thuận này tuyên bố “NATO và Nga không còn xem nhau là kẻ thù”.
Tuy nhiên, từ khi Nga sáp nhập Crimea vào lúc Ukraine khủng hoảng chính trị năm 2014, NATO mở rộng sự hiện diện quân sự gần Nga, nhất là ở Litva, Latvia, Estonia (3 nước vùng biển Baltic) và Ba Lan.
Năm ngoái, Mỹ chỉ định 4 nước này tiếp nhận quân chiến đấu của NATO nhưng việc tăng số quân khỏi 4 nước này cũng làm Nga phẫn nộ. Trong một cuộc họp ngày 9.10, NATO tuyên bố lập một đơn vị liên quân 10 nước ở Romania gần Biển Đen, một khu vực chiến lược mà NATO và Nga đều muốn có tầm ảnh hưởng.
Tổng thống Romania, ông Klaus Iohannis nhấn mạnh mục tiêu lập đơn vị quân này là “vì hòa bình, không vì chiến tranh”. Nhưng Nga lên án động thái này là một quyết định “khiêu khích và không thể chấp nhận được” của NATO do Mỹ dẫn đầu.
Cơn \'hoảng loạn\' của truyền thông phương tây
Theo hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga còn nói việc Mỹ dàn Trung đoàn kỵ binh số 2 đến vùng biên giới Nga là một phản ứng với “cơn hoảng loạn truyền thông” của phương tây từng đưa tin về việc Nga tập trận Zapad 2017 rầm rộ ở Belarus hồi tháng 9.
Lúc đó, truyền thông phương tây đưa tin cuộc tập trận Tây Tiến 2017 này (từ ngày 14 đến 20.9) là âm mưu xâm chiếm Belarus của Tổng thống Nga Vladimir Putin, tiếp đó là Nga sẽ đóng quân lâu dài tại nước này.
Nga khẳng định không hề có kế hoạch xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Belarus, nơi mà ông Aleksandr Lukashenko ủng hộ Điện Kremlin từ khi ông là Tổng thống Belarus hậu Liên Xô từ năm 1994 đến nay.
Truyền thông Nga nói Zapad 2017 diễn ra tại Belarus, vùng Kaliningrad (Nga) và một số khu vực ở tây bắc Nga, có sự tham gia của hơn 12.700 quân nhân 2 nước cùng các loại khí tài như 70 máy bay và trực thăng, 680 xe tăng, thiết giáp, 200 khẩu pháo và 10 tàu chiến.
Nhưng NATO nói Nga tung ít nhất từ 60.000 đến 100.000 lính tham gia Zapad 2017. Ngày 30.9, lãnh đạo quân đội Ukraine, ông Viktor Muzhenko nói Nga dù hứa không làm nhưng vẫn để quân lại Belarus, chỉ rút vài đơn vị về nước.
Thiếu tướng Nga Igor Konashenkov khẳng định toàn bộ quân Nga tham gia tập trận đã trở về căn cứ của họ và nói tuyên bố của Muzhenko là “hoang tưởng, đó là lý do để một quan chức kiểu này nên từ chức lập tức”.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Belarus nói chuyến tàu lửa cuối cùng chở quân Nga và phương tiện quân sự đã rời khỏi Belarus ngày 28.9.
Tổng thống Lukashenko nói những thông tin thất thiệt của phương tây nhằm bôi nhọ nỗ lực hợp tác quân sự Belarus-Nga.
Mỹ quyết "dứt áo ra đi" khỏi UNESCO nhằm bênh vực đồng minh Israel
Mỹ và Israel ngày 12.10 tuyên bố rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), sau khi ... |
Ukraine bán vũ khí cho Mỹ
Ngay khi tuyên bố sẽ xuất khẩu ngược vũ khí sang Mỹ, Ukraine đã dùng robot chiến đấu để hiện thực hóa kế hoạch của ... |
Kịch bản hai giai đoạn nếu xảy ra chiến tranh Mỹ - Triều
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không hề có dấu hiệu hạ nhiệt, mặc cho các nỗ lực để tìm kiếm một giải pháp ... |
http://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/my-dan-quan-o-bien-gioi-nga-moscow-doa-phan-ung-73559.html