Lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ trong bữa tối 27/2 có thể bàn về số phận cơ sở hạt nhân Yongbyon, "trái tim" của chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
Chủ tịch Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Donald Trump (phải) dùng bữa tối tại Hà Nội, ngày 27/2. Ảnh: Nhà Trắng.
Mỹ có thể hoãn yêu cầu Triều Tiên đồng ý tiết lộ đầy đủ thông tin về các chương trình hạt nhân và vũ khí hạt nhân trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai, các quan chức và cựu quan chức cao cấp Mỹ cho biết. Mỹ hoãn yêu cầu này dựa trên đánh giá của tình báo trong quá trình triển khai hội nghị thượng đỉnh: Triều Tiên không có ý định phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong thời gian sắp tới, NBC News ngày 28/2 đưa tin.
Các quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un trong bữa tối ngày 27/2 đã thảo luận về số phận lò phản ứng Yongbyon, thành phần cốt lõi trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
"Việc tháo dỡ cơ sở này là bước quan trọng trong tiến trình phi hạt nhân hóa. Yongbyon là trái tim chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Sau khi Yongbyon bị tháo dỡ, Triều Tiên không thể tiếp tục chế tạo plutonium, nguyên liệu làm vũ khí hạt nhân tại co sở này", nhận định của tiến sĩ Siegfried Hecker, nhà khoa học hạt nhân từng đến thăm Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hạt nhân Yongbyon nhiều lần.
Chính quyền Tổng thống Trump hy vọng đạt được nhượng bộ từ Triều Tiên về cơ sở hạt nhân Yongbyon nhưng chưa rõ Mỹ sẽ đưa ra đề xuất nào để Chủ tịch Kim Jong-un chấp nhận. Triều Tiên nhiều lần yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhưng quan chức nước này khuyên Tổng thống Trump không làm vậy trong giai đoạn đàm phán hiện tại.
Triều Tiên từng đề nghị đình chỉ hoạt động của cơ sở hạt nhân Yongbyon trong các cuộc đàm phán trước đây. Các quan chức Mỹ cho rằng có các cơ sở hạt nhân khác với năng lực tương tự Yongbyon và quan ngại Triều Tiên không thảo luận đầy đủ về chương trình vũ khí hạt nhân nếu không được yêu cầu tiết lộ chúng.
Hơn một năm trở lại đây Triều Tiên không thử bất cứ tên lửa hay vĩ khí hạt nhân nào nhưng các quan chức Mỹ cho rằng các chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân vẫn được tiếp tục. Ngoại trưởng Mike Pompeo tỏ ra lo lắng về triển vọng đạt được thỏa thuận với Triều Tiên để chấm dứt mối đe dọa hạt nhân với Mỹ.
Việc tạm ngừng đề nghị Triều Tiên công bố toàn bộ các chương trình hạt nhân và tên lửa không có nghĩa là Mỹ từ bỏ hoàn toàn yêu cầu này. Một số quan chức Mỹ cho biết tại các cuộc đàm phán tiếp theo yêu cầu này có thể được nhắc lại.
Yêu cầu Triều Tiên công bố đầy đủ và có thể kiểm chức được các chương trình tên lửa và hạt nhân là vấn đề cuối cùng trong đàm phán sáu bên, trong đó của sự tham gia của Mỹ diễn ra hơn một thập kỷ trước. "Việc cho phép các quan sát viên tới Triều Tiên để kiểm chứng sẽ là bước tiến quan trọng trong tiến trình đàm phán", tiến sĩ Hecker nhận định.
Nguyễn Tiến
TT Trump: Triều Tiên có thể giống như VN nếu phi hạt nhân hóa
Người đứng đầu Nhà Trắng ca ngợi sự phát triển của Việt Nam và cho rằng Triều Tiên có thể đạt được những kết quả ... |
"Nút bấm hạt nhân" của lãnh đạo Mỹ, Triều khi công du nước ngoài
Trong khi Tổng thống Mỹ có "quả bóng hạt nhân", cách lãnh đạo Triều Tiên liên lạc với lực lượng chiến lược trong nước vẫn ... |
Truyền hình Nga liệt kê các mục tiêu tấn công hạt nhân ở Mỹ
Truyền hình nhà nước khẳng định tên lửa siêu vượt âm Nga đang phát triển có thể tấn công các mục tiêu tại Mỹ trong ... |
Kế hoạch bất thành rải thảm 50 quả bom hạt nhân xuống Trung Quốc
Để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, Thống tướng Mỹ MacArthur đã đề xuất ném từ 30-50 quả bom hạt nhân chiến ... |