Việc rút khỏi hiệp ước kiểm soát tên lửa với Nga dường như thúc đẩy quân đội Mỹ tăng cường đầu tư cho loại vũ khí này.
Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III tại căn cứ không quân Vandenberg, bang California tháng 2/2016. Ảnh: Reuters. |
Báo cáo của tổ chức Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí hạt nhân (ICAN) mới đây cho biết chỉ trong ba tháng sau khi rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF), quân đội Mỹ đã ký nhiều thỏa thuận phát triển tên lửa với các nhà thầu với tổng giá trị lên đến 1,1 tỷ USD.
Theo báo cáo, các tập đoàn hưởng lợi nhiều nhất gồm Raytheon với 537 triệu USD cho 44 hợp đồng, Lockheed Martin 268 triệu USD cho 36 hợp đồng và Boeing 245 triệu USD cho 4 hợp đồng. Tuy nhiên, ICAN cũng lưu ý rằng họ chưa thể xác nhận toàn bộ hợp đồng này có nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân hay không.
"Điều rõ ràng là Mỹ đang nỗ lực chế tạo thêm nhiều tên lửa, mang lại lợi ích cho các công ty Mỹ và khiến thị trường tràn ngập tên lửa bất chấp phạm vi hoạt động của chúng. Việc rút khỏi INF dường như lại là động thái khởi đầu cho cuộc Chiến tranh Lạnh mới", báo cáo khẳng định.
Một tháng sau khi rút khỏi INF vào đầu tháng 2, Lầu Năm Góc công bố đề xuất ngân sách cho năm tài khóa 2020, bao gồm hàng loạt chương trình phát triển tên lửa từng bị cấm bởi INF.
ICAN nhận định rằng những gì đang diễn ra hoàn toàn mâu thuẫn với quan điểm chống vũ khí hạt nhân của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Tổng thống Trump kêu gọi phi hạt nhân toàn cầu, nhưng hành động của Mỹ và các đồng minh dường không phù hợp với lời nói", báo cáo nhấn mạnh
Nguyễn Hoàng (Theo Sputnik)
Mỹ sắp phóng thử tên lửa bị cấm theo hiệp ước INF
Các tên lửa Mỹ sẽ thử vào cuối năm nay đều có tầm bắn thuộc diện bị cấm theo hiệp ước INF ký với Nga ... |
Mỹ toan tính gì khi rút khỏi Hiệp ước hạt nhân với Nga?
Sau khi thông báo ngừng tuân thủ Hiệp ước hạt nhân với Nga, Mỹ liên tiếp tuyên bố ý định khôi phục lại chương trình ... |