Mỹ ngăn Ukraine bán công nghệ quân sự Liên Xô cho Trung Quốc, nhưng bản thân mình lại mua nhiều vũ khí Liên Xô để học cách khắc chế Nga.
Mỹ không ngăn
Trong bài viết trước với tiêu đề: “Mỹ quyết ngăn
Trong ba thập kỷ qua, Ukraine chỉ đứng thứ hai sau Nga trong lĩnh vực cung cấp công nghệ quân sự cho Trung Quốc, nhưng những “đóng góp” của họ cho ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là ấn tượng hơn nhiều.
Khác với Moscow, chính quyền Kiev không thể thực thi chính sách nhất quán trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Bắc Kinh bởi vì các cơ chế quản lý của đất nước này là rất yếu.
Kiev đã bán tất cả những gì có thể bán cho Bắc Kinh với giá vô cùng rẻ mạt (có thể là cả công nghệ hạt nhân và tên lửa hành trình tầm xa hay tên lửa đạn đạo liên lục địa - ICBM).
Do đó, Trung Quốc đã mua được từ Ukraine nhiều thiết bị kỹ thuật mà không thể mua được ở Nga, đặc biệt là với giá rất thấp, khiến nước này có đủ công nghệ xây dựng một quân đội hùng mạnh, trở thành một trong ba cường quốc quân sự lớn nhất thế giới.
Ukraine đã trao nhiều công nghệ vũ khí Liên Xô cho Mỹ nghiên cứu cách khắc chế vũ khí Nga
Tại sao người Mỹ không nhận thấy kịp thời điều đó? Có hai nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ nhất là Mỹ đã quá coi thường Trung Quốc.
Vào những năm 1990 và 2000, Hoa Kỳ đã cho rằng, không nên tập trung nỗ lực theo hướng này, họ không quá coi trọng tiềm năng công nghiệp quân sự của Trung Quốc và nghĩ rằng bất kỳ công nghệ nào mà Bức Kinh mua lại vẫn không thể thay đổi tình hình.
Nguyên nhân thứ hai là trong một thời gian dài, điều quan trọng hơn đối với Mỹ là gây tổn hại cho Nga.
Mỹ đã cố gắng bằng mọi cách làm suy yếu ảnh hưởng của Nga trên lãnh thổ các nước Cộng hòa Liên Xô cũ và hầu như không quan tâm đến việc Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội.
Washington cho rằng, áp lực mạnh quá mức lên Kiev sẽ khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào Moscow. Do đó, người Mỹ đã không phản ứng gì trước việc rò rỉ các công nghệ quân sự, trừ những trường hợp bán vũ khí chiến lược, nhưng cũng không thể ngăn chặn được hết.
Ví dụ như Trung Quốc đã không thành công trong ý định mua máy bay ném bom chiến lược Tu-160 vào những năm 1990, nhưng họ cũng đã mua được một số tên lửa hành trình X-55 (Kh-55) vào đầu những năm 2000 và có thể đã tiếp cận được với công nghệ ICBM RT-23/SS-24 Molodets (ICBM trên tàu hỏa) hay R-36M2 Voevoda (SS-18 Satan).
Bây giờ Mỹ mới cảm thấy nuối tiếc vì đã không ngăn chặn Trung Quốc mua lại các mẫu kỹ thuật quân sự có giá trị còn lại ở Ukraine, để Kiev bán cho Bắc Kinh quá nhiều công nghệ vũ khí của Liên Xô. Đến nay, Mỹ có hối hận thì cũng không thể làm lại được.
Tuy nhiên, Mỹ cũng đã từng làm như Trung Quốc nhưng với mục đích khác. Trong khi Bắc Kinh tiếp cận với công nghệ Liên Xô để nâng tầm vông nghệ vũ khí của mình, thì Washington lại thu thập công nghệ vũ khí Liên Xô của Kiev để tìm hiểu cách khắc chế vũ khí Nga.
Câu trả lời của Nga khi Ukraine dọa dùng tên lửa Mỹ
Hải quân Nga vừa bất ngờ tổ chức cuộc diễn tập trên Biển Đen với tên lửa chống hạm và Kalibr. |
Tòa quốc tế kêu gọi Nga thả thủy thủ Ukraine
Tòa kêu gọi Nga "lập tức" thả thủy thủ và tàu hải quân Ukraine, song Moskva không công nhận quyền tài phán của tòa trong ... |