Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, tài sản bảo đảm (hay tài sản thế chấp, cầm cố) là tài sản mà một bên dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với một bên khác. Trong đó, tài sản thế chấp là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai.
Một ngôi nhà có thể thế chấp tại nhiều ngân hàng nếu đủ điều kiện (ảnh minh họa)
Luật sư Nguyễn Thị Thu trả lời:
Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, tài sản bảo đảm (hay tài sản thế chấp, cầm cố) là tài sản mà một bên dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với một bên khác. Trong đó, tài sản thế chấp là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất. Và giá trị tài sản thế chấp có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Bên cạnh đó, theo Bộ luật Dân sự 2015, một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ nếu thỏa mãn các điều kiện:
Giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ đang thực hiện tại thời điểm thế chấp; Bên thế chấp phải thông báo về tình trạng tài sản đang thế chấp cho ngân hàng nhận thế chấp tiếp theo; Khi thực hiện thế chấp tài sản thì phải được lập thành văn bản;
Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì một tài sản có thể được dùng để thế chấp cho nhiều ngân hàng nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Luật sư Nguyễn Thị Thu (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Khi dùng tài sản để bảo đảm cho 1 nghĩa vụ, các ngân hàng sẽ yêu cầu đăng ký thế chấp cho tài sản. Theo Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, các loại tài sản phải đăng ký gồm: Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu đã được chứng nhận trên Sổ đỏ…
Nếu đến hạn trả nợ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đúng hạn thì tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý bằng các biện pháp: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận thế chấp tự bán tài sản hoặc nhận chính tài sản đó để thay cho nghĩa vụ của bên thế chấp…
Hàng trăm sổ đỏ của dân bị doanh nghiệp đem thế chấp ngân hàng Mua nhà của doanh nghiệp, đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, nhưng cả chục năm qua, nhiều người dân ở TP.Cần ... |
Chung cư bị "cắm" ngân hàng, cư dân lo mất nhà Sau khi nghe tin toàn bộ dự án và các căn hộ tại dự án Golden Field bị chủ đầu tư thế chấp tại ngân ... |
Thế chấp nhà để vay ngân hàng: Tiền không thấy lại nhận trát hầu tòa Thế chấp nhà để vay vốn ngân hàng từ lâu nhưng chỉ đến khi nhận được giấy mời của Tòa án, nhiều hộ dân ở ... |
Đà Lạt điểm mặt các đối tượng tín dụng đen Bước đầu xác định có 22 đối tượng, trong đó có 7 đối tượng trong các tổ chức tín dụng đen đến từ các tỉnh ... |