Minh bạch - Khó đến thế sao ?

Thực sự, đã có một cuộc chiến xảy ra chung quanh vấn đề minh bạch, công khai các dự án BOT giao thông đang xảy ra. Không chỉ là sự phản ứng của dư luận, động thái phản đối của các tài xế mà cả trên diễn đàn truyền thông và trên bàn hội nghị về việc này.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Phản ứng công khai và rõ ràng nhất khi một quan chức Quốc hội lên tiếng “bảo vệ” BOT mà đỉnh điểm của nó là coi việc thu phí không ảnh hưởng đến người nghèo và cho đến bây giờ qua truyền thông, ông vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Tại hội nghị với các nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước muốn vận hành các thu phí bằng một phương tiện minh bạch, công khai, có thể giám sát được là ứng dụng công nghệ cao, tự động cũng vấp phải sự phản ứng quyết liệt của một số nhà đầu tư.

Căn nguyên của “cuộc chiến” này bắt nguồn từ sự thiếu công khai, minh bạch ngay từ đầu, chẳng hạn như việc chỉ định thầu hoặc các văn bản, hợp đồng, thiết kế, thi công,... không được công khai bằng cách đóng vào đó một dấu “MẬT”, mức phí, nơi đặt trạm cũng không rõ ràng,... Bây giờ, chủ trương của Chính phủ là minh bạch vấn đề, loại trừ lợi ích nhóm ra khỏi các dự án BOT này trở nên vô cùng khó khăn, không chỉ gặp trở ngại từ các nhà đầu tư mà kể cả những người trong bộ máy quản lý nhà nước cũng cấn cá với việc “chưa thể công khai”. Minh bạch sẽ mang lại lợi ích cho dân, cho nước nhưng gây hại cho một bộ phận đang hưởng lợi ích kếch xù trên sự mù mờ, khuất tất, đi đêm, tranh thủ, nên họ không muốn minh bạch là lẽ đương nhiên.

Ở một lĩnh vực khác, cũng là giao thông và cũng rất thời sự mà không minh bạch khiến dư luận nghi ngại. Đó là việc Hà Nội vừa trao thưởng 100.000 đô la cho sáng kiến chống ùn tắc giao thông ở Thủ đô. Rất nhiều người trông đợi và kỳ vọng vào giải pháp được trao thưởng này, thế nhưng, nội dung của nó ra sao, giải pháp như thế nào, tính khả thi đến đâu,... rất ít người biết. Tại sao không công khai cái sáng kiến trị giá 2,5 tỷ này nhỉ? Hay, đây cũng thuộc tài liệu được đóng dấu “MẬT”?

Nhân chuyện “mật”, một phát biểu trong hội nghị của một ông quyền Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ với đơn vị bị thanh tra mà cũng coi đó là “MẬT” và ai công khai bài phát biểu này bị cho rằng đó là hành vi “vi phạm pháp luật”. Không lẽ thanh tra và mật vụ cùng nghĩa và là đồng nghiệp với nhau? Thời buổi của chúng ta không còn chỗ để cho những người lạm dụng “bí mật quốc gia” để bịt mồm người khác, che đậy những sai phạm và động cơ không trong sáng của mình!

Chúng ta đang thực hành Luật Tiếp cận thông tin, trong đó, vấn đề công khai, minh bạch liên quan đến cuộc sống người dân, trật tự xã hội, bảo vệ luật pháp được coi trọng và phải thực hiện. Minh bạch – đó là phương thức loại trừ lợi ích nhóm rất hiệu quả, vì thế, có một bộ phận không nhỏ lo sợ điều này sẽ xảy ra và tìm mọi cách để ngăn trở!

(http://baophapluat.vn/kinh-doanh-phap-luat/minh-bach-kho-den-the-sao-354257.html)

Đừng cứ thấy BOT là chửi!

Vì sao BOT luôn bị “ném đá”, “đánh hội đồng”? Sự thật thì BOT đã gây ra những chuyện gì mà bị coi như tội ...

Vì sao BOT Pháp Vân mới sửa đã thu phí như cao tốc?

"Việc đầu tư tuyến BOT Pháp Vân được phân chia thành 2 giai đoạn và thu phí cao như cao tốc ngay giai đoạn 1 ...

Ông Nguyễn Đức Kiên cãi dư luận: "BOT tốt, doanh nghiệp vận tải chơi xấu"

Sau phát biểu "trạm thu phí BOT không ảnh hưởng tới người nghèo" bị dư luận "ném đá" dữ dội, tiến sĩ kinh tế Nguyễn ...

/ Theo Nhị Hoàng/Báo Pháp luật Việt Nam