Mẫu súng trường nhỏ nhất thế giới của phi công Mỹ

Tập đoàn Colt và không quân Mỹ tốn nhiều công sức để phát triển súng trường tí hon cho phi công, nhưng cuối cùng phải hủy bỏ dự án.

mau sung truong nho nhat the gioi cua phi cong my

Đặc nhiệm không quân Mỹ luyện tập phương án giải cứu phi công bị bắn rơi. Ảnh: USAF.

Mọi phi công trên các máy bay quân sự đều phải học cách xử lý tình huống khi phi cơ bị rơi trên lãnh thổ đối phương. Trong trường hợp này, họ chỉ có thể dựa vào một vài loại vũ khí, chủ yếu là súng ngắn và dao, mang theo bên người hoặc nhét vào túi sinh tồn trên máy bay.

Năm 1967, với mong muốn tăng hỏa lực tự vệ cho phi công, Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (SAC) của Không quân Mỹ đã phác thảo một số yêu cầu cơ bản cho một loại súng trường mới để phi hành đoàn mang theo khi làm nhiệm vụ. Thời điểm đó, phi công Mỹ chỉ mang theo mẫu súng trường sinh tồn từ thời Thế chiến II. Đây là loại súng chỉ có thể bắn đạn 5,6 mm hoặc đạn súng săn, bị chê là "chỉ có thể săn thỏ" và gần như không thể gây sát thương ở phạm vi 100 m.

Do đó, điểm đầu tiên mà SAC yêu cầu ở khẩu súng trường mới là khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa, có chiều dài không quá 33 cm và bề rộng không quá 2,54 cm để nhét vừa trong buồng lái chật hẹp của máy bay và ở vị trí mà phi hành đoàn có thể dễ dàng lấy ra trong trường hợp khẩn cấp.

Đến năm 1969, hãng sản xuất súng Colt của Mỹ giới thiệu với không quân mẫu súng siêu nhỏ và nhẹ dành cho phi hành đoàn trên máy bay ném bom. Để thu nhỏ kích thước tối đa, khẩu súng trường này bị Colt cắt bỏ phần báng, buộc phi công phải tỳ khẩu súng vào bắp tay để khai hỏa.

Trước khi đi đến thiết kế cuối cùng của loại súng trường không có báng, Colt đã thử "thu nhỏ" khẩu M-16 cho phi công. Nhà sản xuất đã cưa bớt nòng, báng súng và thậm chí cả tay cầm của súng trường tiêu chuẩn để cho ra đời khẩu Model 608.

Tuy nhiên, khẩu Model 608 vẫn quá lớn so với khoang chứa súng trong máy bay quân sự Mỹ, phi công sẽ phải tháo rời nó thành hai phần và lắp lại khi cần sử dụng. Sự bất tiện của thiết kế này khiến các kỹ sư của Colt cho rằng giải pháp duy nhất để đáp ứng yêu cầu của không quân là bỏ hoàn toàn báng súng.

mau sung truong nho nhat the gioi cua phi cong my

Thiết kế súng trường Model 608 do Colt đề xuất. Ảnh: Colt.

Họ đã thử các phương án như báng gấp, báng tháo rời, báng thò thụt hay báng khung xương, nhưng gần như tất cả đều khiến súng vượt quá yêu cầu về trọng lượng và kích cỡ.

Do mẫu M-16 không cho kết quả như mong đợi, hãng Colt tiếp tục thử nghiệm cải tiến một số mẫu súng ngắn và súng trường khác. Khi đó, không quân Mỹ muốn sử dụng đạn .221 (5,56 mm) Remington mới cho mẫu súng trường này.

Từ những ý tưởng ban đầu, Colt cho ra mắt Vũ khí Đa năng Cá nhân cực kỳ nhỏ gọn có tên gọi IMP-221 bán tự động sử dụng cỡ đạn 5,56 mm. IMP-221 chỉ nặng gần 1,81 kg và bề rộng chỉ 2,54. Tuy nhiên, chiều dài của khẩu súng trường này này vẫn quá 5 cm so với yêu cầu đề ra của không quân Mỹ. Để thỏa mãn yêu cầu, Colt đã thiết kế cò súng ngay gần đầu nòng súng, còn máy súng được đặt ở phía sau, biến nó thành khẩu súng trường nhỏ nhất thế giới.

Tay cầm của súng có thể quay sang trái hoặc phải để thân súng và hộp tiếp đạn 30 viên có thể tựa một cách chắc chắn vào cẳng tay của phi công. Khi xoay tay cầm, đầu ruồi của súng vẫn xoay theo, giúp người bắn luôn có đường ngắm thẳng vào mục tiêu.

Tới năm 1971, Colt còn điều chỉnh thêm thiết kế của súng khi trang bị thêm một chiếc vòng đặc biệt có thể khóa thân súng vào tay xạ thủ để giữ ổn định đường ngắm.

mau sung truong nho nhat the gioi cua phi cong my

Một khẩu IMP-221 thử nghiệm của Colt. Ảnh: Colt.

Không quân Mỹ ban đầu tỏ ra hài lòng với thiết kế của IMP-221 và cho rằng Colt chỉ cần cải tiến, chỉnh sửa một số chi thiết nhỏ để đưa vào sản xuất hàng loạt. Nhưng các chuyên gia thẩm định của không quân sau đó lại phát hiện ra rằng khẩu súng này có độ chính xác rất kém. Khi xạ thủ di chuyển với khẩu súng gắn chặt vào cẳng tay, đầu ruồi súng cũng di chuyển khiến đường ngắm bị chệch.

Một vấn đề khác đến cũng được phát hiện là xạ thủ phải điều chỉnh chiếc vòng trên thân súng cho phù hợp với kích cỡ tay của mình. Đây là phương án không khả thi khi khẩu súng luôn được nhét trong khoang chứa trên phi cơ nên từng phi công không thể tự điều chỉnh súng, trong khi phi hành đoàn của oanh tạc cơ thường xuyên thay đổi.

Hãng Colt giới thiệu biến thể cuối cùng có tên gọi GUU-4/P, mẫu súng vay mượn khá nhiều bộ phận từ súng trường M-16, nhưng vẫn không thể đáp ứng được những yêu cầu của không quân Mỹ. Giận dữ vì những vấn đề không được giải quyết, không quân Mỹ quyết định hủy bỏ toàn bộ dự án chế tạo súng trường mini cho phi công.

Cựu lính đặc nhiệm Mỹ Mack Gwinn, Jr. sau đó mua thiết kế của mẫu súng đặc biệt này từ Colt cho công ty Gwinn Firearms của mình để cho ra mắt phiên bản Bushmaster Arm Pistol dành cho thị trường dân sự. Ngoài ra, ông cũng cải tiến một số bộ phận để tạo ra phiên bản súng trường Bushmaster.

Theo WarIsBoring

mau sung truong nho nhat the gioi cua phi cong my Vũ khí khủng của Nga tới Venezuela khi căng thẳng leo thang

Nga vừa gửi tới Venezuela một vận tải cơ hạng nặng An-124 cùng một máy bay chở khách Il-62M và hơn 100 binh sĩ.

mau sung truong nho nhat the gioi cua phi cong my Những vũ khí kì lạ nhất lịch sử: Giết người trong chớp mắt

Trong võ thuật và quân sự, vũ khí được xem là một phần không thể thiếu. Bên cạnh chiến thuật, số lượng, vũ khí được ...

/ https://vnexpress.net