Cơ quan chức năng ở Đà Nẵng được giao kiểm tra việc nổ mìn trên biển để làm rõ nguyên nhân cá chết dạt vào bờ.
Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng cho biết, kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ khu vực quận Liên Chiểu ngày 10 và 11/11, cho thấy các thông số pH, oxy hoà tan, Amoni, Phosphat, Cyanua đều nằm trong giới hạn cho phép. Các mẫu nước được lấy tại khu vực cách bờ khoảng 20 m ở ba vị trí đối diện đường Hồ Quý Ly, Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Chánh.
Ghi nhận từ hôm qua đến sáng nay 12/11, bờ biển từ cửa xả Phú Lộc lên bãi tắm Xuân Thiều không còn tình trạng cá chết dạt vào bờ.
Khu vực bờ biển bãi tắm Xuân Thiều không còn tình trạng cá chết. Ảnh: N.T.
Về tình trạng cá chết hai hôm trước, cơ quan chức năng Đà Nẵng bước đầu nghiêng về nguyên nhân đánh mìn ngoài khơi của ngư dân khi trúng luồng cá mòi. Tiến sĩ Võ Văn Phú – Khoa Sinh học (Đại học Khoa học Huế) cũng nhận định tương tự vì loại cá này sinh sống gần bờ theo đàn.
Sở Tài nguyên Đà Nẵng tiếp tục lấy mẫu nước trong ngày 12/11 để theo dõi, đồng thời đề nghị UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Sở Nông nghiệp, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố kiểm tra thực trạng nổ mìn đánh bắt cá trên biển.
Trước đó khoảng 14h ngày 10/11, người dân phát hiện cá chết dạt vào khoảng 2 km bờ biển đường Nguyễn Tất Thành, đoạn từ cửa xả kênh Phú Lộc lên đến bãi tắm Xuân Thiều (quận Liên Chiểu), khối lượng cá khoảng gần 2 tấn. Sở Tài nguyên môi trường rà soát và khẳng định không phát hiện nguồn xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đơn vị chuyên môn được giao lấy mẫu nước để quan trắc.
Truy tìm nguyên nhân cá chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng
Đoàn kiểm tra của Cục Môi trường miền Trung và Tây Nguyên ghi nhận, xung quanh khu vực cá chết dạt vào bờ biển Đà ... |
Cá chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng có thể là cá nuôi lồng bè
Đa phần cá chết bị sóng đánh tấp vào bờ biển quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng là cá dìa, diêu hồng và rô phi... |