Nhiều người Việt học tiếng Anh chưa phân biệt được "lemon juice" và "lemonade", có thể dẫn đến tình huống giao tiếp hài hước.
Giáo viên tiếng Anh Minh Nguyệt chia sẻ một tình huống giao tiếp tại Mỹ.
Một hôm vào nhà hàng ở Mỹ, khi người phục vụ hỏi: "Would you like something to drink?", mình dõng dạc trả lời "Lemon juice, please", trong đầu phác họa hình ảnh ly nước chanh pha đường mát lạnh.
Bạn phục vụ mắt tròn hỏi lại, dường như không hiểu mình đang muốn gì. Tự nhiên nhớ ra, mình chữa "Oh, lemonade, please". Thế là bạn ấy thở phào nhẹ nhõm, cầm thực đơn mang đi.
Thi thoảng tới giờ, đôi lúc mình vẫn có thói quen cũ “order” "lemon juice" gây sốc cho người nghe. “Lemon juice” là nước quả “lemon” vắt ra (nước cốt chanh). Vì nước “juice” này rất chua, nên chắc chẳng có ai muốn uống cả, cần cho thêm đường và nước lọc, tạo thành một thứ gọi là "lemonade".
Để tránh hiểu nhầm khi gọi đồ uống, bạn cần học cách phân biệt "lemon juice" và "lemonade". Ảnh: The Spruce |
Như vậy, “juice” chỉ các loại nước vắt hoặc ép. Đi chợ ở Mỹ, mình hay mua nước cam ép, “orange juice” cho cả nhà. Uống “lemon juice” giúp cơ thể có “vitamin C” (người Mỹ đọc là /ˈvaɪ tə mɪn si/), chống chọi với mùa đông khắc nghiệt tới -20 độ C (tiếng Anh gọi là Celcious degree).
Một loại nước nữa có thể gây hoang mang cho người học tiếng Anh là “apple juice”. Nếu đi siêu thị ở Mỹ vào mùa thu (mùa táo), các bạn sẽ thấy có hai loại nước táo là “apple juice” và “apple cider”. “Apple juice” thường có màu vàng và trong, giống như “lemon juice”, là loại nước được ép từ quả táo. Trong khi đó, “apple cider” có màu nâu và đục hơn, là “apple juice” được pha thêm một số thứ như quế (cinnamon), có mùi vị khác biệt.
Tóm lại, khi muốn gọi nước chanh, bạn nhớ là “lemonade” chứ không phải “lemon juice” nhé. Và quả "lemon" bên Mỹ màu vàng, khác với quả chanh màu xanh ở nhà, "lime". Mình qua Mỹ, thấy nước chanh ở Việt Nam vẫn là ngon nhất.
Ba cách nói thay thế \'great\' "Awesome", "terrific" hay \'the bee\'s knee" đồng nghĩa với "great", giúp vốn từ của bạn không nhàm chán. |
Trình độ ngoại ngữ của các tân giáo sư, phó giáo sư năm nay ra sao? Theo đánh giá của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, năng lực tiếng Anh của các ứng viên giáo sư và phó giáo ... |