Chuyển nhượng dự án trái luật, lừa đảo hàng trăm tỷ đồng của khách hàng, nhưng đến nay số tiền mua dự án ma Việt-Inc, người mua vẫn không biết đòi ai.
Chuyển nhượng dự án trái luật
Năm 2008, công ty CP đầu tư tài chính và bất động sản Việt (công ty BĐS Việt) được giao làm chủ dự án khu nhà ở Viet Inc (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội). Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) chưa có quyết định thu hồi đất, chưa giải phóng mặt bằng, chưa có quyết định giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án nhưng công ty bất động sản Việt đã bán sang tay cho công ty CP đầu tư và thương mại Hưng Hải – công ty Hưng Hải (69 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội).
Ngay sau khi nhận chuyển nhượng dự án, công ty Hưng Hải tiếp tục bán dự án này cho công ty TNHH thương mại và dịch vụ TST (công ty TST).
Việc các doanh nghiệp tự ý chuyển nhượng dự án Viet Inc khi chưa đủ cơ sở pháp lý đã gây ra hệ lụy 148 khách hàng mua dự án này bị dính bẫy lừa đảo với số tiền thiệt hại lên đến 248,7 tỷ đồng.
Dự án Việt - Inc hiện vẫn là ruộng rau. |
Theo phân tích của luật sư Nguyễn Duy Phương, UBND tỉnh Hà Tây cũ mới có quyết định giao công ty bất động sản Việt làm chủ đầu tư dự án. Việc triển khai các giấy tờ pháp lý liên quan chưa hoàn thành. Vì vậy, công ty bất động sản Việt chưa phải là chủ sở hữu thực sự của dự án này.
Do vậy, việc công ty bất động sản Việt và công ty Hưng Hải ký hợp đồng hợp tác đầu tư với nội dung chuyển nhượng quyền sở hữu dự án là không đúng luật.Trong trường hợp này, công ty TST hoàn toàn có quyền khởi kiện lại công ty Hưng Hải.
vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại dự án khu nhà ở Viet Inc đã được Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử vào tháng 3/2019. Theo đó, tòa tuyên hai lãnh đạo Công ty TST Phạm Mạnh Cường (SN 1952)– Giám đốc chịu mức án chung thân và Nguyễn Thị Minh Thương (1964) – Trưởng ban QL dự án, 20 năm tù giam. Buộc 2 bị cáo và Công ty TST phải có trách nhiệm bồi thường cho các bị hại số tiền 139 tỷ đồng (số tiền thực tế trên hợp đồng).
Tuy nhiên, vấn đề các bị hại quan tâm nhất đó là số tiền 248,7 tỷ đồng của họ đã nộp cho Công ty TST lại không thể hiện trong bản án và không được tòa tuyên thu hồi để trả cho các bị hại.
Trả lời phóng viên sáng ngày 23/7, thẩm phán Phạm Năng Thành – người trực tiếp xét xử vụ án cho biết, trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã tách khoản tiền này ra do nó liên quan đến vụ án dân sự, Công ty Hưng Hải kiện Công ty TST đòi khoản tiền 40 tỷ đồng. vụ án này đã được tòa án quận Nam Từ Liêm xét xử. Do vậy, phiên tòa xét xử vụ án hình sự đã không đưa vào.
Các cơ quan tố tụng khẳng định, số tiền này Công ty TST đã thu của các bị hại và do lừa đảo mà có được. Nó là vật chứng của vụ án này. Tuy nhiên, rất tiếc trong phiên tòa sơ thẩm, bản án sơ thẩm đã không đề cập đến nó và xử đúng theo quy định của Luật tố tụng hình sự và Luật hình sự.
Tôi cho rằng, nếu làm đúng các cơ quan tố tụng phải ra các biện pháp tư pháp như tịch thu, phong tỏa, kê biên số tiền của Công ty Hưng Hải đang chiếm giữ thì mới kịp thời đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Số tiền này phải trả lại cho các bị hại. Việc chậm đưa ra các biện pháp tư pháp sẽ gây thiệt hại lớn cho các bị hại”, Luật sư Đào Thị Liên nhấn mạnh.
Nhiều vấn đề chưa được làm rõ
Vấn đề mấu chốt của vụ việc này chính là hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty Hưng Hải và Công ty TST. Việc chuyển nhượng một dự án chưa đủ tính pháp lý có được pháp luật công nhận hay không? Và khoản tiền thu được từ việc chuyển nhượng này có hợp pháp hay không? Sau khi chuyển nhượng, hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước không?
Bà Nguyễn Thị Cục – chuyên gia tư vấn thuế cho rằng, nếu các bên chuyển nhượng dư án có hạ tầng, có tài sản thì có thể quy là bán dự án và phải nộp thuế. Còn nếu chuyển nhượng vốn không thì sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vấn đề, chuyển nhượng dự án không thì nộp thuế tndn 10%. 10% là gì anh đã đưa ra chuyển nhượng đã thu tiền rồi thì anh phải nộp thuế. Thu tiền về là phải nộp thuế và bàn giao dự án cho thằng kia rồi. Đã là chuyển nhượng và bàn giao quyền sở hữu cho bên kia thì phải tính thuế trên tổng doanh thu chung. Phải kê khai ngay, và nộp thuế thu nhập 20% số tiền chênh lệch chuyển nhượng.
Tuy nhiên, khi điều tra vụ án này, việc xác minh của Cơ quan công an đối với những đơn vị liên quan như Cơ quan thuế, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư…đều được bỏ ngỏ.
Tại bản án thể hiện, ngày 1/1017 và 17/3/2017, Cơ quan CSĐT đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu bao gồm việc thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư và chuyển quyền hợp tác đầu tư của Công ty Hưng Hải cho Công ty TST để thực hiện dự án có đúng quy định của pháp luật hay không, bản chất việc chuyển nhượng có phải mua bán dự án hay không. Nhưng, đến nay vẫn không nhận được văn bản trả lời.
Thêm vào đó, đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty Hưng Hải trong việc hợp tác kinh doanh dự án, cơ quan công an cũng có văn bản gửi Bộ Tài chính để trưng cầu giám định việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của Công ty bất động sản Việt, Công ty Hưng Hải. Nhưng, đã hết thời hạn, các cơ quan CSĐT vẫn không nhận được văn bản trả lời của các cơ quan chức năng.
Các bị hại của vụ án cho rằng, các tài liệu xác minh còn thiếu trên đây đã gây ảnh hưởng lớn đến việc xét xử, không đảm bảo tính khách quan của vụ án. Vì vậy, sẽ tiếp tục khiếu nại đến tòa án cấp cao hơn.