Lớp học 68 học sinh và thông điệp của thầy Bộ trưởng

Đề án tiếng Anh 2020 điều chỉnh lại là dự án 2080, siết chuẩn giáo viên để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, và đặc biệt là cơ sở vật chất trường lớp được đặt mục tiêu phải đảm bảo dạy và học được 2 buổi/ngày để giảm tải... là những thông điệp vừa được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra trước thềm năm học mới.

lop hoc 68 hoc sinh va thong diep cua thay bo truong

Phải nói là thực tế giáo dục đang có quá nhiều những khó khăn, ngổn ngang khó khăn, đâu cũng thấy khó khăn. Mà khó nhất lại ở vấn đề tưởng như rất dễ giải quyết: Cơ sở vật chất giáo dục, hay cụ thể hơn là trường lớp. Theo thống kê của Bộ Giáo dục, cả nước có 578.860 phòng học thì hơn 147.000 phòng, tức 25,4% số phòng học “chưa kiên cố”. Tỷ lệ phòng học bộ môn của cấp THCS và THPT chưa đáp ứng được quy định lần lượt là 30,1% và 23,3%.

Ngay cả thứ hạ tầng được cho là “thiết yếu đến không thể đừng” - nhà vệ sinh - vẫn còn tới 32,6% là tạm, là mượn, là chưa kiên cố.

Không chỉ kém, hạ tầng giáo dục còn thiếu trầm trọng. Trên VnExpress, trường hợp Trường tiểu học Chu Văn An (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) được đưa ra như một ví dụ cho sự khủng hoảng thiếu: Với 1.140 học sinh vào lớp 1, Trường Chu Văn An phải bố trí tới 23 lớp 1. Và học sinh phải “nghỉ học luân phiên” các ngày trong tuần để có chỗ cho lớp khác học.

2 trường tiểu học cho 1 phường có 78 chung cư với dân số đến 100.000 người và sĩ số nhập học lớp 1 đông bằng cả một trường khác tương đương.

Hạ tầng giáo dục ở thủ đô, và không chỉ thủ đô, đang quá tải trầm trọng, đang không theo nổi tốc độ gia tăng dân số. Chẳng hạn riêng niên học này, có tới 180.000 học sinh nhập học lớp 1. Và vì thế, những cái “chuẩn” 35 học sinh/lớp bị phá vỡ khắp nơi.

Và những sĩ số lớp 1 lên tới 60-68 học sinh giống như một kỷ lục buồn, như “ngọn núi khó khăn”, như một sức ép khủng khiếp lên các thầy cô.

Chính thầy Bộ trưởng, trong thông điệp của mình cũng xác nhận rằng hiện cơ sở vật chất trường lớp ở 1/3 địa phương đang chưa đảm bảo dạy, học 2 buổi mỗi ngày. Và đây là một khó khăn rất lớn, một cái khó vượt ngoài khả năng của Bộ trưởng cũng như của ngành giáo dục.

Ngành giáo dục cần được chia sẻ cái khó này. Chia sẻ bằng tầm nhìn quy hoạch, để hạ tầng giáo dục phải trở thành một điều kiện bắt buộc trong quy hoạch đô thị, quy hoạch dân cư. Chia sẻ, bằng sự ưu tiên trong đầu tư xây dựng cơ bản như một cách nhìn, đích đến tương lai. Có đầu tư lĩnh vực nào ưu việt hơn giáo dục!

Chứ làm sao có thể nói đến dạy tốt học tốt hay đổi mới, cách mạng với những lớp học đến 68 học sinh. Nó có khác gì tình trạng "cá hộp bệnh viện" đâu!

lop hoc 68 hoc sinh va thong diep cua thay bo truong Những lát cắt giáo dục cận kề khai giảng

Trưa thứ Tư, trời mưa tầm tã. Thầy trò trường Wellsping háo hức đón các vị khách New Zealand tới trao giải cho cuộc thi ...

lop hoc 68 hoc sinh va thong diep cua thay bo truong Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Mong tạo ra được hệ sinh thái tốt cho phát triển giáo dục

Ngày 5.9, lễ khai giảng năm học 2018-2019 diễn ra đồng thời trên khắp cả nước. Trong dịp đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Giáo ...

lop hoc 68 hoc sinh va thong diep cua thay bo truong Dạy tiếng Anh ở Việt Nam: Đừng sợ sai, cũng đừng tham trình diễn

Một trong những thách thức ngành giáo dục phải đối mặt trong năm học mới 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ...

lop hoc 68 hoc sinh va thong diep cua thay bo truong Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Ngành giáo dục không quyết được giáo viên

Chia sẻ đầu năm học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng Bộ GD&ĐT không quyết định trực tiếp được đội ngũ giáo viên và ...

/ https://laodong.vn