Nhiều xe biển số Lào, taxi ngoại thành, Grab đua nhau hoạt động đón trả khách tạo thành những điểm “nóng” giao thông trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Trần Hoàng, Phó Chánh Thanh tra giao thông (TTGT) Đà Nẵng cho biết, tình trạng xe trá hình diễn biến phức tạp ở Đà Nẵng. Vẫn xảy ra tình trạng các xe phù hiệu hợp đồng, phù hiệu xe du lịch vận chuyển, đón trả khách ở nhiều tuyến đường trên địa bàn gây mất ANTT, ATGT.
Theo ông Nguyễn Trần Hoàng, việc kiểm tra, xử lý xe trá hình gặp nhiều khó khăn.
“Việc kiểm tra xử lý xe trá hình khó khăn vì không chứng minh được xe chở người nhà hay chở khách. Nếu không có nhân chứng trên xe thì Tổ kiếm tra liên ngành (gồm CSGT, Thanh tra Sở GTVT và cảnh sát trật tự) không xử lý được”, ông Hoàng nói.
Ngoài ra, xe biển số Lào, taxi ngoại thành, Grab cũng đưa về hoạt động tạo thành điểm “nóng” giao thông trong thành phố.
Ông Hoàng cho biết, nhiều xe khách Lào đã được người Việt Nam mua nhưng lại không làm thủ tục mua bán mà “lách” bằng cách ký hợp đồng với người Lào đưa xe vào Việt Nam để mua bán, chuyển nhượng nhằm mục đích trốn thuế. Không có chế tài để tịch thu hay trục xuất phương tiện vi phạm ra khỏi lãnh thổ mà chỉ tạm giữ xe có thời hạn.
“Các điểm xe dù, bến cóc hiện nay có xu hướng cơ động, diễn ra khắp các địa bàn các quận, huyện. Để giải quyết có hiệu quả, các quận, huyện chỉ đạo lực lượng chức năng địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát xử lý các phương tiện xe khách, đơn vị kinh doanh vận tải khách, các điểm phát sinh xe dù, bến cóc”, ông Hoàng nói.
Theo Trung tá Phan Văn Thương, Phó trưởng Phòng CSGT Công an TP. Đà Nẵng, trong năm 2018 lực lượng CSGT xử lý hơn 400 trường hợp vi phạm xe khách vi phạm. Tổ liên ngành đã xử lý 63 trường hợp vi phạm các lỗi không có giấy phép liên vận quốc tế, không có phù hiệu vận chuyển khách quốc tế theo quy định...
“Có nhà xe còn được luật sưu tư vấn pháp lý nên tìm cách lách luật, khi bị xử lý thì không hợp tác gây khó cho công tác xử lý”, Trung tá Thương nói.
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Tổ liên ngành xử lý xe trá hình thường tập trung tại 1 điểm xuất phát là trụ sở TTGT nên nhà xe cảnh giác, cử người canh trực lực lượng chức năng. Hiện nay Nghị định 86 chưa có quy định cụ thể về xử lý loại hình này nên.
Cũng theo Trung tá Phan Văn Vương, việc xử lý xe biển số Lào còn khó khăn do bất đồng ngôn ngữ và không có người thông dịch.
Theo ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở Giao thông-vận tải (GTVT) kiêm Phó ban Thường trực Ban ATGT TP. Đà Nẵng, thực trạng xe trá hình, xe nước ngoài vi phạm khiến tình hình giao thông của thành phố trở nên phức tạp.
Lê Văn Trung, Giám đốc Sở Giao thông-vận tải (GTVT) nhìn nhận, thực trạng xe trá hình, xe nước ngoài vi phạm khiến tình hình giao thông của thành phố trở nên phức tạp.
Ông Trung cho biết, hiện nay, việc dẹp xe “rùa bò” đã cơ bản đảm bảo yêu cầu nhờ có hệ thống camera. “Xe trá hình” hầu hết là xe cá nhân, tự phát, tổ liên ngành phải phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo điều kiện để xử lý.
“Trong năm 2019, Tổ liên ngành phải gửi danh sách xử phạt xe trá hình, xe biển số Lào về sở GTVT, công an thành phố, sở du lịch để mời các đơn vị liên quan làm việc, đề xuất UBND thành phố có biện pháp chỉ đạo quyết liệt”, ông Trung nói.
Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng cũng đề nghị sở du lịch tăng cường công tác kiểm tra, yêu cầu các đơn vị du lịch tuyên truyền, ký cam kết không để xảy ra vi phạm Luật giao thông trên thành phố. Đồng thời, đề nghị Sở Ngoại vụ, cử người phiên dịch để tham gia cùng tổ liên ngành khi có kế hoạch.
Cú vượt rào của thị trường ô tô Việt Nam 2018
Dù đối mặt với nhiều thách thức nhưng cuối cùng, thị trường ô tô Việt Nam năm 2018 cũng đã đạt được tăng trưởng dù ... |
Tửu lượng của Võ Tòng là bao nhiêu, có thực sự không đối thủ?
Võ Tòng có tửu lượng như thế nào? Nếu như bạn xuyên không trở về thời Tống thì tửu lượng của bạn có thắng nổi ... |