Mới trước đây vài ngày, chuyên gia Mỹ còn lo sợ về sự phát triển không tưởng của tên lửa siêu thanh Avangard.
Hải quân Mỹ ngày 30/12 thông tin, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch ưu tiên hàng đầu cho phát triển vũ khí những năm tới đây là "phát triển và chế tạo vũ khí siêu thanh tấn công vào năm 2025”.
Tạo hình vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh Glide Breaker của Mỹ. Ảnh: TWITTER
Đô đốc hải quân Mỹ John Richardson đã công bố kế hoạch mang tên “Thiết kế duy trì ưu thế hàng hải, phiên bản 2.0”.
Kế hoạch trên được công bố chỉ một tuần trước khi Nga thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Avangard.
Tuyên bố cho thấy khi Moscow đã có phiên bản thử nghiệm, Washington mới chỉ dừng lại ở bước "lên kế hoạch".
Sự ra đời tên lửa siêu thanh vượt trội của Nga cho phép "người đi sau" có sự nghiên cứu hoàn hảo về vũ khí siêu thanh mới có thể đánh chặn được tên lửa Avangard hàng đầu của Nga.
Lầu Năm Góc đã ấp ủ kế hoạch tăng cường khả năng tấn công và răn đe siêu thanh từ lâu song buộc phải thừa nhận "hiện tại chưa có biện pháp nào” đối phó với những loại vũ khí mới nhất của Nga.
Lầu Năm Góc đang triển khai các chương trình được cho là khá có triển vọng.
Hồi tháng 4, không quân Mỹ đã trao cho nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin một hợp đồng để phát triển một nguyên mẫu vũ khí siêu thanh.
Đến tháng 12, Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố đang tìm kiếm các “bản thiết kế mới” và vật liệu để đảm bảo đầu đạn siêu thanh không bị đốt cháy trong khí quyển.
Ngoài ra, một dự án khác của Mỹ gọi là “Glide Breaker” nhằm phát triển một vũ khí đánh chặn có khả năng vô hiệu hóa tên lửa siêu thanh cũng đang được DARPA xúc tiến.
DARPA giới thiệu chương trình về vũ khí siêu thanh mang tên Glide Breaker
Mới trước đây vài ngày, Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa Thomas Karako thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ đã buộc lòng phải thừa nhận rằng, phương Tây đang nỗ lực phát triển vũ khí đối phó với tên lửa siêu vượt âm Avangard nhưng ít nhất 30 năm nữa mới có thể theo kịp Nga.
Ông Thomas Karako đề cập tới tính năng vượt trội của tên lửa Avangard của Nga có vận tốc cực đại lên tới Mach 27 và cho rằng, dù Avangard đang bay ở giai đoạn nào cũng không có bất kỳ một hệ thống phòng nào trên thế giới kịp tính toán quỹ đạo bay của nó và tung đòn đánh chặn.
"Loại vũ khí này nhắm vào khoảng trống trong hệ thống phòng thủ của chúng tôi. Chưa có lúc nào như bây giờ để chúng tôi điều chỉnh lá chắn phòng thủ. Thật không may chúng tôi đã để Nga tiến xa như vậy" - CNBC News dẫn lời ông Karako.
Chuyên gia Dirk Zimper từ Trung tâm hàng không- vũ trụ Đức tiết lộ, dù phương Tây đang phát triển phương tiện nhằm đối phó với tên lửa siêu vượt âm Avangard nhưng "ở thời điểm hiện nay, rõ ràng chưa có được một phương tiện đối phó hiệu quả nào hết".
Avangard được Nga triển khai từ năm 2004, nhằm phát triển loại vũ khí có tốc độ siêu cao, đủ sức vượt qua mọi lá chắn tên lửa của Washington và đồng minh.
Tuy nhiên, nó thường được mô tả là "vũ khí chiến lược" chứ không phải "vũ khí hạt nhân". Báo cáo tình báo Mỹ cho biết Avangard đã được thử nghiệm hai lần, một lần vào tháng 12/2017 và một lần hôm 26/12/2018.
Avangard được lắp trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), có thể tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách trên 10.000 km. Điểm mạnh của vũ khí này là tốc độ lên tới trên Mach 20 giúp nó tránh những hệ thống cảnh giới mặt đất và trên không gian.
Ngoài ra, Avangard cũng có khả năng cơ động trong khi bay, khiến các hệ thống phòng thủ không thể xác định chính xác quỹ đạo để đánh chặn.
Mỹ bất chấp tất cả để tạo ra vũ khí siêu thanh
Việc để Nga và Trung Quốc vượt lên trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh đang khiến Mỹ phải tích cực đầu tư vào lĩnh ... |
Nga sẽ lần đầu khoe tên lửa siêu thanh tại Quảng trường Đỏ
Tên lửa siêu thanh Kinzhal sẽ được công khai trước công chúng trong diễu binh kỷ niệm 73 chiến thắng phát xít tại Quảng trường ... |