Liên minh "NATO Ả Rập" đấu Iran của ông Trump "nổ" rồi lại "xịt"?

Ý tưởng thành lập “NATO Ả Rập” của chính quyền Trump không hề khả thi khi các thành viên trong liên minh thậm chí sẽ đấu đá nhau.

lien minh nato a rap dau iran cua ong trump no roi lai xit

“NATO Ả Rập” không phải là một ý tưởng thực tế của chính quyền Trump.

Với mục đích đưa Iran trở lại bàn đàm phán để đạt được một thỏa thuận "tốt hơn" so với người tiền nhiệm, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gây sức ép bằng lệnh trừng phạt mới với Tehran.

Nhưng đây không phải là bước đi duy nhất. Tổng thống Trump biết rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương - đặc biệt là trong trường hợp không có sự đồng thuận quốc tế - sẽ không tạo ra các hiệu ứng nhất định để buộc Iran phải làm theo ý mình.

Theo một số nghiên cứu, các biện pháp trừng phạt chỉ có tỷ lệ thành công là 35% khi chúng không được đi kèm với các biện pháp cưỡng chế khác. Do đó, ý tưởng về cái gọi là "NATO Ả Rập" đã được đưa ra.

Đề xuất về liên minh an ninh chính trị với tên gọi Liên minh Chiến lược Trung Đông (MESA) sẽ tập hợp sáu quốc gia GCC, Ai Cập và Jordan để đối đầu với Iran. Hội nghị đầu tiên của liên minh đã được lên kế hoạch tổ chức ở Washington vào ngày 12/10.

Nhiều người cho rằng Tổng thống Donald Trump đưa ra ý tưởng này để khiến cho các nước đồng minh phải gánh vác thêm gánh nặng tài chính để Mỹ che chở về vấn đề an ninh.

Trên thực tế, những gì mà Tổng thống Trump chủ yếu đề xuất là một công thức an ninh tập thể để đối phó với các mối đe dọa phát sinh từ trong khu vực, đó là các quốc gia như Iran, hoặc bởi các nhóm cực đoan khác.

Từ thời Chiến tranh Lạnh, các cường quốc thường cố gắng dựng lên các liên minh an ninh khu vực để đối đầu với các mối đe dọa, bảo vệ quyền lợi của mình và đồng minh trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, chưa có một liên minh mới nào được thành lập, bởi trên thực tế nó chưa bao giờ là một giải pháp hiệu quả.

Ngay sau khi kết thúc Thế chiến II, cả Anh và Mỹ đã cố gắng thiết lập các liên minh an ninh khu vực với mục đích đối đầu với Liên Xô cũng như ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào các vùng chiến lược quan trọng như vùng Vịnh và Trung Đông .

Cuộc xung đột Ả Rập-Israel và cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân châu Âu của người Ả Rập đã làm cho liên minh của phương Tây không thể đoàn kết theo đúng nghĩa.

Những trở ngại

lien minh nato a rap dau iran cua ong trump no roi lai xit

Iran chỉ là mối đe dọa hàng đầu đối với Mỹ chứ không phải toàn bộ thế giới Ả Rập.

Với ý tưởng liên minh “NATO Ả Rập” lần này, giới phân tích cũng cho rằng nó sẽ không thành công.

Trong đó, giới phân tích đưa ra luận điểm rằng, trụ cột sáng lập của bất kỳ tổ chức an ninh tập thể nào đều phải chia sẻ cùng một nhận thức về mối đe dọa với tất cả các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, điều này lại thiếu trong trường hợp của “NATO Ả Rập” cả ở hai cấp độ: liên nhà nước và nhận thức xã hội.

Đối với một số quốc gia thành viên Ả Rập, mối đe dọa đối với họ thậm chí đến từ chính các thành viên bên trong liên minh, thay vì chỉ là những mối đe dọa bên ngoài.

Câu hỏi đặt ra là Tổng thống Trump sẽ làm thế nào để phát triển liên minh của mình khi các thành viên Ả Rập thậm chí còn đối đầu nhau tương tự như vụ phong tỏa ngoại giao mà Saudi Arabia và UAE thực hiện với Qatar năm ngoái.

Nguyên tắc cơ bản của an ninh tập thể là "Một người vì tất cả và tất cả vì một người". Một hệ thống an ninh tập thể sẽ cùng đứng về phía nhau khi một thành viên gặp nguy hiểm. Nhưng điều trái ngang ở đây là nguy cơ xung đột nhau lại xuất phát từ chính các thành viên.

Ở cấp độ xã hội, có những nhận thức khác biệt giữa giới lãnh đạo và công chúng ở một số quốc gia Ả Rập về cái gọi là mối đe dọa đối với đất nước. Trên thực tế, nhiều người Ả Rập thực sự thấy Iran là một mối đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động bất ổn trong khu vực và sự can thiệp của Tehran trong các vấn đề nội bộ của thế giới Ả Rập.

Tuy nhiên, một số lượng lớn người Ả Rập tin rằng Israel và Mỹ thậm chí còn là mối đe dọa lớn hơn cả Iran. Theo các báo cáo gần đây, Iran chỉ được coi là mối đe dọa hàng đầu ở Saudi Arabia và Kuwait.

Trong khi ở phần còn lại của thế giới Ả Rập, Iran còn xếp sau Israel và Mỹ. Ngoài ra, một số lượng lớn người Ả Rập tin rằng vấn đề bức xúc nhất đối với họ không phải là mối đe dọa từ bên ngoài mà là sự lãnh đạo còn yếu kém và thiếu các chính sách hợp lý để giải quyết nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội.

Có thể sự can thiệp của Iran trong các vấn đề Ả Rập gây nhiều quan ngại và cần phải thay đổi, nhưng không nhiều người tin rằng “NATO Ả Rập” của Tổng thống Trump khi ra mắt sẽ làm được điều đó.

Đây sẽ chỉ là một nỗ lực thất bại mới nhất trong một loạt các thất bại để mang lại an ninh cho khu vực của Mỹ.

lien minh nato a rap dau iran cua ong trump no roi lai xit Cựu nữ trợ lý Nhà Trắng "gây bão" khi công bố thu âm cuộc gọi với Tổng thống Trump

Cựu trợ lý Nhà Trắng công bố một đoạn ghi âm cuộc gọi với Tổng thống Trump sau khi cô bị sa thải trên một ...

lien minh nato a rap dau iran cua ong trump no roi lai xit Tổng thống Trump dọa tăng thuế gấp đôi với hàng TQ lên 25%

Ông Trump yêu cầu các quan chức Mỹ xem xét tăng thuế với hàng Trung Quốc từ 10% lên 25% để buộc Bắc Kinh thay ...

/ http://www.nguoiduatin.vn