Việc đưa ra hình thức kỷ luật phê bình nghiêm khắc là cách xử lý xuê xoa không mất lòng ai.
Xử lý...hòa cả làng
Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định phê bình nghiêm khắc tập thể HĐTV, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Cục đường sắt Việt Nam do chưa có các giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các nguy cơ tiềm ẩn gây mất ATGT đường sắt.
Khi nghe đến thông tin trên, Luật sư Trần Quốc Thuận - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói thẳng, không có hình thức xử lý kỷ luật phê bình nghiêm khắc trong Luật cán bộ công chức.
Ông cho biết thêm: "Trong hình thức kỷ luật trong Đảng chỉ có khiển trách, cảnh cáo, cách chức, cao nhất là khai trừ khỏi Đảng, không có phê bình nghiêm khắc. Đây chỉ là hình thức góp ý nội bộ, chứ không phải xử lý kỷ luật.
Bình thường thì phải tùy theo mức độ, nguyên nhân vi phạm, trách nhiệm liên đới mà đưa ra hình thức xử lý phù hợp.
Tai nạn đường sắt liên tiếp
Với lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Cục đường sắt Việt Nam không phải là những người trực tiếp gây ra các vụ tai nạn nhưng là những người phải chịu trách nhiệm trực tiếp với vai trò là người đứng đầu, quản lý trong lĩnh vực đường sắt.
Khâu quản lý yếu kém, lỏng lẻo thì mới dẫn tới nhân viên sai phạm liên tiếp dẫn tới hậu quả là hành khách thiệt mạng. Cho nên, nếu chỉ góp ý nội bộ, phê bình nghiêm khắc thì hiệu quả xử lý sẽ không đi đến đâu".
Bên cạnh đó, theo ông Thuận, các lãnh đạo đang dùng mọi cách để kỷ luật nhân viên một cách vừa phải để không ảnh hưởng đến mình. Tức vẫn mang tiếng là đã xử lý kỷ luật rồi nhưng huề cả làng, vì nếu làm mạnh, xử lý tận gốc thì có lẽ trách nhiệm cá nhân sẽ lộ rõ.
Chưa rõ cách xử lý vi phạm
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Phạm Quý Thọ - Trưởng Khoa Chính sách công, Học viện Hành chính và phát triển cho rằng, hình thức kỷ luật với Đảng cũng có, cán bộ công chức đều có, nhưng lại khó định lượng, khó cụ thể hóa.
Đối với tổ chức đảng các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo. Đối với đảng viên chính thức, các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với đảng viên dự bị, các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo.
Còn theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức thì chia 2 dạng: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; buộc thôi việc.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc.
Gần đây, việc xử lý các cán bộ cao cấp có dấu hiệu vi phạm, xét xử bởi các cơ quan, tổ chức khác nhau trong đó có khai trừ khỏi Đảng, cảnh cáo, phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm...cho nên nhiều người dân không đồng tình với cách xử lý trên.
Ở đây, do quá trình thực hiện chúng ta chưa phân biệt rạch ròi, vì cán bộ lãnh đạo sẽ là Đảng viên, nên dùng các hình thức quy định trong kỷ luật Đảng, nhưng nhược điểm lớn là không lượng hóa được các hành vi đó hoặc hậu quả hành vi đó gây ra ở các mức độ khác nhau, ví dụ thế nào là nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, nên đưa ra mức kỷ luật chung.
Đây hoàn toàn là sự vận dụng Luật của Bộ ngành, đơn vị quản lý, nên cần phải hoàn thiện khi cải cách thể chế.
"Vời hàng loạt các vụ tai nạn xảy ra thời gian qua của ngành đường sắt, nếu chỉ phê bình nghiêm khắc thì chắc chắn người dân sẽ khó đồng tình. Với các sai phạm trên thì ít nhất phải cảnh cáo hoặc khiển trách và đó còn là hình thức xử lý nhẹ nhàng", ông Thọ nhận định.
Bộ GTVT yêu cầu kiểm điểm lại lãnh đạo đường sắt
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) có gửi báo cáo kiểm điểm lên Bộ nhưng Bộ chưa ... |
4 vụ tai nạn đường sắt trong 1 tuần: "Nói Cục Đường sắt không có lỗi là phát biểu vô cảm, thiếu trách nhiệm"
"Để xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, lãnh đạo Cục không thể thoái thác trách nhiệm. Trách nhiệm của các bên đối với ... |