Làn riêng cho buýt thường đường Nguyễn Trãi: Tranh luận nóng

Nhiều chuyên gia cho rằng khi tuyến đường ưu tiên cho BRT hoạt động không hiệu quả thì mở thêm tuyến buýt thường liệu có lãng phí.

Đường Nguyễn Trãi có đủ điều kiện mở làn ưu tiên cho buýt thường

Ngày 9/6, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, trung tâm đang nghiên cứu đề xuất phương án xe buýt thường có làn đường chạy riêng để thu hút người dân tham gia bằng phương tiện giao thông công cộng.

Theo đó, trong năm nay Trung tâm sẽ nghiên cứu và đề xuất Sở GTVT Hà Nội mở lại làn đường dành riêng cho xe buýt từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông); sau khi đường sắt trên cao hoàn thành sẽ kết nối ngang giữa các tuyến xe buýt với các nhà chờ.

Thời gian cụ thể dự kiến triển khai làn riêng cho xe buýt thường cũng đang được Trung tâm nghiên cứu để đánh giá mức độ phù hợp, sau đó mới báo cáo thời gian cụ thể để TP.Hà Nội duyệt.

lan rieng cho buyt thuong duong nguyen trai tranh luan nong

Mở thêm làn đường cho xe buýt thường

Được biết, trục Nguyễn Trãi mỗi bên tương ứng với khoảng 5 làn phương tiện, lưu lượng xe bus trên khoảng 2 chiều là 3.132 lượt/ngày, lưu lượng lớn, từ làn giữa ra các làn ngoài cùng di chuyển liên tục.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên việc phân làn đường riêng được đề cập đến. Trước đó, khoảng tháng 4/2004, Hà Nội đã mở đường ưu tiên cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi, sau nhiều năm làn đường riêng này được bãi bỏ.

Về việc này, ông Hải cho rằng, nguyên nhân bỏ làn ưu tiên dành riêng cho xe buýt trước đây không phải do bất cập về tình hình ùn tắc giao thông mà để đảm bảo thi công đường sắt trên cao.

Lãnh đạo Trung tâm cho rằng, trên đường Nguyễn Trãi có đủ các điều kiện mở làn ưu tiên cho xe buýt bởi hai bên làn đường đều có chiều rộng hơn chục mét, tuyến đường có thể tổ chức tốt cho hệ thống xe buýt gom kết nối với tuyến đường sắt trên cao để thuận tiện và thu hút lượng khách hơn.

“Làm làn đường riêng cho xe buýt là mô hình của nhiều quốc gia và các thành phố lớn trên thế giới như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore. Nhiều thành phố nếu đường đủ điều kiện, họ thường ưu tiên tổ chức làn riêng cho buýt.

Quan trọng tổ chức làn nào cho phù hợp, phát huy hết tác dụng. Chúng ta nên ưu tiên phát triển giao thông công cộng trong thành phố”, ông Hải cho hay...

Nhưng hiện tại không nên mở lại

Dưới góc độ chuyên gia, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, tuyến đường Nguyễn Trãi sẽ tiếp tục vấp phải một bài toán về kết nối giữa trục đường xuyên tâm với các mảng đường khu vực và mảng đường nội bộ của hai bên các công trình này.

Trong quy hoạch về giao thông có nhiều tuyến đường kết nối với Nguyễn Trãi sẽ được tiếp tục mở ra nhưng vừa qua do nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan nên chưa làm được việc kết nối này.

Đứng từ góc độ Hiệp hội vận tải ô tô, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng, riêng một làn xe BRT ở góc độ nào đó vẫn thấy lãng phí, vì tần suất chạy BRT không sử dụng hết công suất làn đường.

Điểm mấu chốt ở đây vẫn là việc kết nối giữa các tuyến vận tải hành khách công cộng, xe bus là chưa phục vụ tốt, do tổ chức giao thông công cộng của Hà Nội còn quá kém.

Với đặc thù của tuyến đường Nguyễn Trãi là tuyến đường xuyên tâm, tuyến đường xuyên cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, việc dành riêng một làn đường cho xe bus là khó khả thi.

Ông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng cho rằng, việc nghiên cứu để cải thiện chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian của xe buýt là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng, không vội vàng.

“Phương tiện lưu thông trên đường rất lớn, dành riêng một làn cho xe buýt khi hạ tầng chưa cho phép có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, nhiều năm nay, xe buýt vẫn đang phải bù lỗ.

Bây giờ dành thêm ưu tiên, đầu tư thêm cho xe buýt trong bối cảnh ngân sách của thành phố hạn hẹp mà không đạt được hiệu quả thì đó chính là sự lãng phí”, ông Liên cho hay.

Bên cạnh đó, ông Liên cũng cho rằng, tương lai, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hoạt động thì xe buýt không phải là tuyến đường đi suốt từ Yên Nghĩa vào nội đô.

Vai trò của xe buýt lúc này là kết nối hành khách với các khu đô thị, khu trung tâm...nên lượng hành khách đi lại có thể giảm bớt. Do vậy, cần phải tính toán chi tiết mật độ, lượng hành khách trên tuyến đường này với việc ưu tiên rất cao cho xe buýt.

Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy lại nhận định: "Việc mở lại làn đường dành riêng cho xe buýt thường sẽ chiếm đến 1/3 diện tích mặt đường Nguyễn Trãi sẽ khiến xe máy, ô tô đổ dồn sang di chuyển trên các làn đường còn lại.

Do đó sẽ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng hơn, nguy cơ gia tăng nhiều vụ tai nạn giao thông, mất an ninh trật tự. Hiện tại không nên mở lại vì không gian quá chật hẹp. Hà Nội cần nghiên cứu kỹ trước khi chấp thuận”, TS Nguyễn Xuân Thủy nói.

Sơn Ca(Tổng hợp)

lan rieng cho buyt thuong duong nguyen trai tranh luan nong Bốn người bị khởi tố vì đập xe cảnh sát, ôtô buýt ở TP HCM

Nhóm thanh niên khai được người lạ đưa cho các khẩu hiệu, kích động người dân tuần hành gây rối và được cho 400.000 đồng.

lan rieng cho buyt thuong duong nguyen trai tranh luan nong Phút trải nghiệm buýt nhanh BRT trong giờ cao điểm

Mặc dù là giờ cao điểm, tuyết buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa di chuyển trên quãng đường 14,7 km, ...

lan rieng cho buyt thuong duong nguyen trai tranh luan nong Mở làn đường riêng cho buýt thường

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội đang nghiên cứu đề xuất phương án xe buýt thường có làn ...

lan rieng cho buyt thuong duong nguyen trai tranh luan nong Bất ngờ trước việc Hà Nội đề xuất mở lại làn riêng cho xe buýt thường

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội vừa đề xuất mở lại làn đường dành riêng cho xe buýt ...

/ http://baodatviet.vn