Hạt dổi xứ Mường Hòa Bình từ lâu được nhiều người biết đến như là thứ gia vị trứ danh. Với người dẫn xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình mùa thu hoạch dổi là mùa "gặt vàng" về nhà. Có cây dổi trị giá bằng cả cây vàng.
Đường vào xã Chí Đạo rợp bóng cây dổi. Từng hàng dổi được bà con trồng làm hàng rào tựa như những chiếc ô khổng lồ tỏa bỏng mát. Thân dổi cao 20m, tỏa bóng râm mát. Hàng nối hàng, cây nối cây tạo ra không gian rất đặc sắc của xứ Mường. Bóng mát của rừng dổi như níu chân người khách lạ.
Đầu tháng 9, bà con người Mường ở xã Chí Đạo bắt đầu thu hoạch dổi. |
Cây dổi cao từ 15-25m. Khi thu hoạch luôn có đội ngũ chuyên leo trèo hái dổi. Họ dùng 2-3 thân tre già nối vào nhau rồi buộc vào thân dổi. Người hái dổi đòi hỏi sự dũng cảm và gan dạ mới dám đứng trên ngọn dổi cả ngày. Hái dổi được coi là nghề nguy hiểm bởi chỉ sơ xuất nhỏ là mất mạng như chơi. |
Dổi hái từ trên cây xuống được tách vỏ, sau đó cho vào đồ rồi phơi khô. Đây là công việc thú vị đổi với người dân Mường nơi đây. |
1kg hạt dổi khô có giá trên 1 triệu đồng. Một cây dổi lâu năm cho thu 10-15kg hạt dổi, thậm chí có cây dổi có năm cho thu 27kg hạt dổi. Bà con dân tộc Mường coi cây dổi như cái máy "in" tiền mỗi khi mùa Thu về. |
Ông Bùi Văn Bun, Trưởng xóm Be Trên là người có nhiều cây dổi già nhất. Có năm ông thu được vài chục triệu đồng nhờ bán hạt dổi. Theo ông Bun, dổi dễ trồng và ít phải chăm sóc mà mang lại giá trị kinh tế cao. |
Cây dổi của nhà ông Bun được đánh dấu làm cây đầu dòng để lấy mắt ghép. |
Ông Bun đã mạnh dạn nhân giống cây dổi để bán. Mỗi năm ông bán được vài vạn dổi ghép và dổi hạt. |
Đường vào xóm Be Trên rợp bóng dổi, phong cảnh thật yên bình. |
Trồng dổi lợi đủ đường. Cây xòe tán rộng cho bóng mát. Đến khi cây già cho hạt dổi và gỗ. Làm nhà sàn bằng gỗ dổi cả đời người dùng không hỏng. |
http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/lam-giau-o-nong-thon-mot-cay-doi-doi-cachi-vang-803421.html