Những ngày đầu tháng 10, trái cây Việt Nam đón thêm tin mừng, vú sữa đã được nhập cảnh sang Mỹ. Được biết trong số 16 loại trái cây mà Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu sang Mỹ, vú sữa là một trong số những loại trái cây được các đối tác doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính đặc sản riêng mà nhiều nước không có.
Tham vọng của ba \'ông lớn\' sản xuất ôtô trong nước tại Việt Nam |
“Làm mưa làm gió” trên thế giới nhưng cá tra lại khó vào mâm cơm người Việt |
Như vậy đến nay, cùng với vải, nhãn, chôm chôm và thanh long, vú sữa là loại quả thứ năm của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này.
Trái cây Việt Nam ngày càng được thế giới ưa chuộng (Ảnh: Việt Cường). |
Không phải ngẫu nhiên mà liên tiếp sau các loại trái cây như nhãn, thanh long, chôm chôm… thì vú sữa đã chính thức vào thị trường Mỹ. Sự kiện này cho thấy nông sản Việt Nam ngày càng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới.
Kỳ tích khó tin
Những ngày đầu tháng 10, trái cây Việt Nam đón thêm tin mừng, vú sữa đã được nhập cảnh sang Mỹ. Đây là kết quả sau gần 10 năm phía Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu loại quả này và được phía Mỹ xem xét thông qua về điều kiện kiểm dịch thực vật.
Cũng được biết trong số 16 loại trái cây mà phía Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu sang Mỹ, vú sữa là một trong số những loại trái cây được các đối tác doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính đặc sản riêng mà nhiều nước không có.
Như vậy đến nay, cùng với vải, nhãn, chôm chôm và thanh long, vú sữa là loại quả thứ năm của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này.
Và những tín hiệu khả quan về xuất khẩu rau quả vẫn đang tiếp tục, khi mới đây,nhiều doanh nghiệp chi đầu tư lớn xây dựng nhà máy chế biến rau quả phục vụ xuất khẩu. Tính đến thời điểm này, rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu sang 50 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khi nói về nông nghiệp đã phấn khởi cho biết: Chưa bao giờ xã hội có sự quan tâm đến nông nghiệp như hiện nay, khi hàng loạt doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Sự chuyển hướng này mang theo khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Kỳ vọng cho sự bứt phá mạnh mẽ của nền nông nghiệp nước ta.
Nhìn lại 2/3 chặng đường kinh tế của năm ở lĩnh vực nông nghiệp thì ngành hàng rau củ quả tiếp tục nhận điểm cộng. Riêng trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng rau củ quả được nhìn nhận như chưa có đối thủ.
Tính ra trong 9 tháng đầu năm, hàng rau quả đã đưa về cho nền kinh tế 2,64 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy tính chung trong khu vực nông sản, mặt hàng rau quả tăng trưởng mạnh nhất.
Có 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất đạt 1,97 tỉ USD, chiếm hơn 85% tổng giá trị xuất khẩu rau củ quả là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Theo Zion Research, Công ty chuyên đánh giá, dự báo thị trường nông sản thế giới cho biết, thị trường rau quả chế biến toàn cầu đang có mức tăng trưởng khoảng 8%/năm và sẽ đạt 319,9 tỷ USD vào 2020.
Từ đó các chuyên gia nhận định, tiềm năng xuất khẩu trái cây của Việt Nam còn rất lớn, nếu các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu khó tính, kiểm soát tốt chất lượng đầu vào kim ngạch xuất khẩu rau và trái cây của Việt Nam có thể lên tới 5 tỷ USD/năm trong những năm tới.
Cùng với trái vải, nhãn, chôm chôm và thanh long thì vú sữa là loại quả thứ năm sẽ có mặt ở thị trường nước ngoài. |
Chờ những cuộc dấn thân
Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp cũng như người dân đang chuyển dần hướng đầu tư, sản xuất sạch để gia tăng lợi nhuận và thu nhập từ ngành hàng tiềm năng này.
Cụ thể, mới đây nhà máy chế biến rau quả Tanifood do Lavifood đầu tư đã được khởi công tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh trên diện tích 15 ha, tổng số vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng.
Và dự kiến cuối năm 2018 khi đi vào hoạt động, mỗi ngày nhà máy sẽ tiêu thụ 500 tấn nguyên liệu như xoài, chanh dây, dứa (khóm), thanh long…
Để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho nhà máy, Lavifood đã liên kết với nhiều hộ nông dân Tây Ninh hình thành chuỗi giá trị rau quả, vùng nguyên liệu, sản phẩm nông dân làm ra sẽ được nhà máy bao tiêu toàn bộ.
TS Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng, tiềm năng xuất khẩu trái cây, rau củ của chúng ta còn lớn hơn rất nhiều.
Cả nước hiện có 700 ngàn ha cây ăn quả và tiến tới sẽ lên đến cả triệu ha, diện tích này cao gấp hơn hai lần Thái Lan.
Như vậy nếu tập trung phát triển lĩnh vực cây ăn quả, chắc chắn tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều có thể lên tới 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.
Được biết, trong năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng rà soát tập trung 3 trục sản phẩm, gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm chủ lực có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn); Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh/thành phố; Nhóm sản phẩm vùng/miền.
http://daidoanket.vn/tin-tuc/kinh-te/ky-tich-xuat-khau-rau-cu-qua-381832