Kỷ luật làm nên đứa trẻ ngoan

Chẳng có nhà trường, thầy, cô nào muốn khắt khe, kỷ luật học sinh nhưng để quản lý, giáo dục được trẻ vẫn cần phải có kỷ luật, thậm chí là nghiêm khắc.

Không dày đặc, thế nhưng chúng ta vẫn thường thấy trên báo chí, Facebook, tin tức về những vụ việc giáo viên đánh học sinh, kỷ luật của trường này, trường kia khắc nghiệt… Tiếp theo là hàng “rừng” like, hàng biển comment ào ạt tấn công vào nhà trường, thầy cô giáo. Các vị giáo sư “khả kính”, các luật sư cũng lên tiếng vận dụng luật, vận dụng chủ kiến của mình để bàn, nhưng chủ yếu là để “đánh”. Tiêu cực hơn, đã có những giáo viên bị học sinh, phụ huynh học sinh công khai hành hung tại trường.

Người ta viện dẫn đủ thứ kinh nghiệm năm châu, bốn biển về những nền giáo dục tiên tiến, nơi học sinh được đối xử vô cùng nhân văn. Từ đó, học sinh tự giác học tập, tự giác chấp hành nội quy, kỷ luật, có chí hướng, động cơ phấn đấu. Cha, mẹ học sinh luôn lịch lãm đóng tiền và không bao giờ phải chứng kiến những hình phạt “vô văn hóa, thiếu lương tâm, khắc nghiệt” từ phía thầy, cô, nhà trường.

Nói cứ để mà nói. Rất hiếm khi có người nào đó tự nhìn lại mình, tự kiểm điểm, tự hỏi xem tại sao lại như thế?

Có thể nói rằng, kể từ khi đời sống kinh tế khá lên, đặc biệt là tác động của chính sách sinh đẻ có kế hoạch, “mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con”, trẻ em, ngay từ khi sinh ra trên đời đã biến thành những “ông hoàng”, “bà chúa”.

Ngay khi gia đình có một đứa trẻ, toàn bộ ông, bà, cha, mẹ lập tức biến thành “ô sin”. Muốn cho trẻ ăn phải vác bát chạy theo hàng giờ mới hết. Dỗ dành, nịnh nọt đủ kiểu. Lớn thêm chút nữa, để bù đắp cho việc thiếu vắng cha, mẹ do bận đi làm, trẻ sẽ có mặt mọi nơi, mọi lúc cùng với bố, mẹ bất kể lúc đó là mấy giờ, nơi đó là bàn tiệc ngập tràn khói thuốc hay các quán karaoke ầm ĩ.

Không hiếm trường hợp, trẻ được “hoan nghênh nhiệt liệt” khi biết uống bia, châm thuốc lá hay biết “chửi ông nội”. Bắt đầu đi học, phần thưởng cho trẻ không phải là những cuốn truyện tranh mang tính giáo dục hay một buổi đi vườn thú mà là những chiếc điện thoại đắt tiền. Đã có bà mẹ thốt lên: “Con ơi, ngẩng đầu lên. Từ lúc ngồi với mẹ, con cứ cắm mặt vào điện thoại, không nói chuyện với mẹ một câu”?! Tờ giấy trắng đã bị bôi một màu xám xịt. Những đứa trẻ trở nên ương bướng, khó bảo và ích kỷ.

ky luat lam nen dua tre ngoan

Hình minh họa.

Đừng so sánh với nước tiên tiến, nơi mà bản thân các vị phụ huynh cũng như cả xã hội đã được “dạy” để sống tự giác trong nhiều thế hệ. Ngay kể cả khi không có người lớn, rất hiếm khi, nếu không muốn nói là không có, trẻ em dưới 18 tuổi uống bia, hút thuốc hoặc vi phạm các chuẩn mực xã hội. Trẻ tự biết các giới hạn không được vượt qua và những hình phạt, tất nhiên không phải là bạo lực, chúng sẽ phải chịu nếu vi phạm.

Ở nước ngoài, những học sinh cá biệt bị nhà trường từ chối là bình thường. Thậm chí, những đứa trẻ ấy còn bị đề nghị điều trị tâm lý bắt buộc hoặc bị chính quyền quản chế.

Đã có vị phụ huynh nào tự hỏi: Chỉ với một đứa con, cả gia đình đã nháo nhác thế này thì với vài chục đứa, thầy, cô giáo sẽ phải làm thế nào? Đã có ai tự hỏi, tại sao bộ đội lại biết gấp chăn vuông vức, áo luôn bỏ trong quần. Kỷ luật làm ra cả đấy.

ky luat lam nen dua tre ngoan

Hình minh họa.

Nguy hiểm hơn, các vị phụ huynh và cả dư luận, cơ quan quản lý vô tình đã cổ súy cho trẻ khi đưa lên thông tin đại chúng toàn bộ những sự việc mà đáng ra các cháu không nên biết.

Chẳng có nhà trường, thầy, cô nào muốn khắt khe, kỷ luật học sinh nhưng để quản lý, giáo dục được trẻ vẫn cần phải có kỷ luật, thậm chí là nghiêm khắc. Xin các vị phụ huynh, dư luận, các nhà quản lý hãy nhìn lại mình, nhìn lại cách giáo dục, ứng xử với trẻ để có sự cảm thông, kết hợp với nhà trường, giáo viên nhằm giúp ích cho việc trồng người.

http://www.nguoiduatin.vn/ky-luat-lam-nen-dua-tre-ngoan-a341209.html

ky luat lam nen dua tre ngoan Khi hiệu trưởng lộng quyền, độc đoán

Gánh nặng hồ sơ sổ sách, hội thi “bội thực”, phong trào áp lực, lạm thu tiền trường, nạn hoa hồng trong trường học… đều ...

ky luat lam nen dua tre ngoan Những nội quy “lạ”, làm khó học sinh: Like Facebook có trách nhiệm, nam-nữ không ngồi gần nhau

Mỗi trường học ở Việt Nam đều có những bản nội quy để điều chỉnh hành vi của người học, rèn giũa tính kỷ luật ...

ky luat lam nen dua tre ngoan Trường Lương Thế Vinh giáo dục nghiêm khắc: Giáo viên phương Tây phạt học sinh như thế nào?

Câu chuyện áp dụng “kỷ luật thép” với học sinh không hẳn là câu chuyện riêng của Trường THPT Lương Thế Vinh. Bởi không ít ...

/ Theo báo Người đưa tin