Kim Jong-un theo bước cha khi đi tàu đến Nga

Năm 2002, ông Kim Jong-il đến Vladivostok để họp với Tổng thống Nga Putin, giống như lịch trình tuần này của ông Kim Jong-un. 

kim jong un theo buoc cha khi di tau den nga
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dừng ở ga tại Khasan trước khi đến Vlapostok ngày 24/4. Ảnh: Reuters.

Vẫy tay và mỉm cười, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/4 bước từ đoàn tàu màu xanh sọc vàng xuống ga ở Vlapostok, vùng Viễn Đông Nga để dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin ngày 25/4.

Đây là lần thứ tư ông Kim di chuyển bằng đường sắt để đến dự hội nghị thượng đỉnh ở nước ngoài, trong đó có lần đến Việt Nam hồi tháng hai. Con tàu xuất phát từ một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên và mất 9 giờ để đến Vlapostok.

Với việc đi tàu đến Nga, ông Kim đã theo bước cha và ông nội. Kim Jong-un có thể muốn thể hiện mình tôn trọng truyền thống gia đình và việc đi tàu cũng giúp ông có thời gian ngắm cảnh.

Năm 1949, ông Kim Nhật Thành, ông của Kim Jong-un, đi tàu đến Moskva để gặp lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin nhằm thảo luận về quân đội và kinh tế Triều Tiên.

Ông Kim Nhật Thành trở lại Moskva năm 1961 để gặp Tổng bí thư Nikita Khrushchev và hai nước đã ký một hiệp ước phòng thủ chung. Năm 1984, ông lại đến Liên Xô và còn đi tàu thăm các nước Đông Âu gồm Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Nam Tư, Bulgaria và Romania.

Kim Jong-il, bố của ông Kim Jong-un, sợ đi máy bay nên luôn đi tàu khi công du nước ngoài. Ông đã ba lần tới Nga trong nhiệm kỳ 1994 - 2011.

kim jong un theo buoc cha khi di tau den nga
Ông Kim Jong-il tại biên giới Triều Tiên - Nga năm 2001. Ảnh: Tass.

Ông đi tàu tới Moskva và gặp Tổng thống Putin năm 2001. Konstantin Pulikovsky, quan chức Nga ngồi trên tàu cùng ông, kể rằng tôm hùm tươi và rượu Pháp được phục vụ trên tàu.

Năm 2002, ông Kim Jong-il đến Vlapostok. Khi xuống tàu, lãnh đạo Triều Tiên nói rằng ông "hài lòng 1.000%" với hành trình. Hai lãnh đạo thảo luận về quan hệ song phương và hợp tác kinh tế, cụ thể là kế hoạch sử dụng đường sắt Triều Tiên để kết nối tuyến đường sắt xuyên Siberia với trung tâm công nghiệp Hàn Quốc (kế hoạch này chưa được thực hiện).

Năm 2011, ông Kim Jong-il trở lại Nga, gặp Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev tại thành phố Ulan-Ude của Siberia. Cư dân sống gần ga xe lửa Bureya được yêu cầu ở trong nhà và không nhìn ra ngoài cửa sổ khi tàu của ông đến.

kim jong un theo buoc cha khi di tau den nga
Tổng thống Nga Putin (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại Vlapostok năm 2002. Ảnh: AP.

Đoàn tàu mà các lãnh đạo Triều Tiên sử dụng là tàu bọc thép chuyên dụng, được cho là chở theo xe bọc thép và trực thăng nhỏ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Tình báo Hàn Quốc và Mỹ nói rằng Kim Jong-il có 6 đoàn tàu riêng. Tàu có phòng họp và phòng ngủ. Điện thoại vệ tinh và TV được lắp đặt để ông nhận được báo cáo của cấp dưới và có thể ra lệnh trong khi di chuyển.

Để đảm bảo an ninh, tàu chở ông Kim Jong-il thường đi giữa hai đoàn khác với tốc độ không quá 60 km/h. Tàu đi đầu có nhiệm vụ kiểm tra độ an toàn của tuyến đường sắt và tàu đi cuối chở các nhân viên an ninh.

Toa tàu Kim Nhật Thành và Kim Jong-il từng sử dụng cho các chuyến đi hiện được trưng bày trong lăng Kumsusan ở Bình Nhưỡng. Có một máy tính Macintosh (máy tính của công ty Apple được sản xuất từ năm 1984) trên bàn của ông Kim Jong-il.

Khi đến Nga ngày 24/4, ông Kim Jong-un cho biết bố ông "có tình yêu lớn dành cho nước Nga". "Tôi đã được nghe kể nhiều về đất nước của các bạn và đã mong mỏi được đến thăm từ lâu", ông Kim nói với truyền thông địa phương.

Phương Vũ (Theo AFP/ NYTimes)

kim jong un theo buoc cha khi di tau den nga Những dấu mốc trong quan hệ Nga - Triều

Quan hệ thân thiết giữa Triều Tiên và Liên Xô nguội lạnh trong những năm 1990 nhưng khởi sắc trong những năm 2000 dưới thời ...

kim jong un theo buoc cha khi di tau den nga Lợi ích Putin có thể thu được từ cuộc gặp thượng đỉnh với Kim Jong-un

Hội nghị thượng đỉnh Nga - Triều có thể mở ra cơ hội kinh tế cho Moskva, tăng cường vị thế và vai trò của ...

kim jong un theo buoc cha khi di tau den nga Thông điệp Putin và Kim Jong-un gửi đến Trump qua cuộc họp thượng đỉnh

Kim Jong-un muốn gây áp lực lên Mỹ khi hoạt động ngoại giao giữa hai bên đang bế tắc còn Putin mở rộng ảnh hưởng ...

/ VnExpress