Sức mạnh của không quân Mỹ trên bầu trời châu Âu trong Thế chiến thứ 2 không đơn thuần chỉ nằm ở số lượng, mà họ còn dẫn đầu về công nghệ hàng không với những dòng chiến đấu cơ tốt nhất thế giới.
Đầu tiên phải nói tới chiếc phi cơ đầu tiên của Mỹ mang biệt danh "pháo đài bay", đó chính là máy bay ném bom B-17 huyền thoại. Tổng cộng trong toàn Chiến ranh Thế giới thứ 2, gần 300 tấn bom đã được rải khắp thế giới từ những chiếc B-17 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: WH.
Có trọng lượng khoảng 15 tấn, tốc độ tối đa khoảng 397 km/h, phi cơ B-17 có đủ khả năng để tự hoạt động một mình mà không cần tiêm kích đi theo yểm trợ, chính đặc điểm đó đã khiến nó mang danh "Pháo đài bay". Nguồn ảnh: Aviation.
Không những được Mỹ sử dụng mà còn được sử dụng rất nhiều bởi Không lực Anh, máy bay P-40 là loại tiêm kích được coi là hiện đại nhất của Mỹ thời gian đầu chiến tranh. Nguồn ảnh: History.
Điểm đặc biệt của tiêm kích P-40 đó là nó không những có thể làm được nhiệm vụ của một tiêm kích mà còn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ cường kích - yểm trợ mặt đất. Đây cùng là dòng chiến đấu cơ giúp Mỹ thống trị bầu trời châu Âu trong suốt cuộc chiến Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích P-47 Thunderbolt là kiểu máy bay tiêm kích một động cơ lớn nhất vào Chiến tranh Thế giới thứ 2. Dù được xếp vào hàng tiêm kích nhưng nó lại cực kỳ hiệu quả trong vai trò tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Aviation.
Tên tuổi của P-47 Thunderbolt nổi tiếng đến nỗi tới tận ngày nay, chiếc phi cơ cường kích A-10 cũng lấy chính tên Thunderbolt từ chính chiếc P-47 này. Nguồn ảnh: Aviation.
Với cấu trúc cực kỳ đặc biệt, chiếc tiêm kích 2 động cơ P-38 Lightning của Mỹ trong Thế chiến thứ 2 đã hoạt động rất tốt ở nhiều vai trò khác nhau như ném bom bổ nhào, ném bom ngang, tấn công mặt đất, trinh sát,... Nguồn ảnh: WW2AW.
Đây cũng là loại máy bay tiêm kích hộ tống tầm xa, rất phù hợp bay cùng các đoàn phi cơ ném bom. Tính tới tận ngày hôm nay, P-38 vẫn là loại máy bay tiêm kích thành công nhất từng được Mỹ sử dụng với số chiến công không chiến cao nhất. Nguồn ảnh: TUTB.
Được ra đời để hoạt động trên tàu sân bay, thay thế chiếc F4F Wildcat của Hải quân Mỹ, F4F Hellcat đã trở thành chiếc máy bay thành công nhất trong lịch sử của Hải quân Mỹ với thành tích tiêu diệt 5171 phi cơ địch. Nguồn ảnh: Chive.
Trong số đó, có tới 5163 chiếc bị F4F bắn hạ trên Mặt trận Thái Bình Dương và 8 chiếc trong chiến dịch giải phóng Pháp. Tới tận ngày nay, kỷ lục này của tiêm kích F5F vẫn chưa bị xô đổi bởi bất cứ loại phản lực hiện đại nào. Nguồn ảnh: Lov.
Ra đời từ năm 1942, P-51 Mustang được coi là chiếc phi cơ nổi tiếng và được biết tới nhiều nhất của Đồng minh trong chiến tranh. Chiếc phi cơ này đang nắm kỷ lục khi được chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày. Nguồn ảnh: Wiki.
Là một chiếc phi cơ có giá thành cực thấp, chỉ 50.000 USD vào năm 1945 nhưng tiêm kích Mustang lại cực kỳ bền bỉ, khỏe và nhanh. Tới tận chiến tranh Triều Tiên, loại tiêm kích này vẫn được phía Mỹ sử dụng. Do cái tên Mustang quá nổi tiếng, năm 1960 hãng xe Ford đã xin phép để đặt cái tên Mustang này vào tên dòng xe đua thể thao của họ - dòng Ford Mustang. Nguồn ảnh: Flight.
Nhật sơ tán 2.500 người để gỡ bom sót lại từ Thế chiến II
2.500 người dân ở phía tây nam Nhật được sơ tán trong lúc các chuyên gia gỡ một quả bom nặng 50 kg thời Thế ... |
Kế hoạch xóa sổ Đức bằng vi khuẩn bệnh than của Anh năm 1942
Chính phủ Anh từng có kế hoạch đưa mầm bệnh than đến Đức nhằm ngăn chặn hiểm họa bị xâm lược trong Thế chiến II. |
Phi công Liên Xô từng bắn hạ máy bay Mỹ trong Thế chiến II
Phi công hàng đầu Liên Xô Ivan Kozhedub từng phải bắn hạ tiêm kích Mỹ để tự vệ sau khi bị nhầm là máy bay ... |