Không làm được việc thì chủ động xin nghỉ: Bước đầu...

Để nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên cần phải giáo dục liêm sỉ, lòng tự trọng ở mỗi người.

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng  lưu ý cần có giải pháp phù hợp đưa việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên và nêu gương trong công tác nhân sự.

“Những cán bộ tự cảm thấy không đủ năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn, không đáp ứng yêu cầu công việc thì chủ động xin nghỉ, đó mới là nêu gương”, ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.

Trao đổi với Đất Việt, các ý kiến đều khẳng định, chúng ta đã có quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ và phát biểu của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng hoàn toàn đúng đắn. 

Ủng hộ yêu cầu về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, tâm lý xã hội hay có bệnh sĩ, do đó, không phải ai cũng dễ dàng vượt lên chính mình, chiến thắng bản thân.

Đối với những người mang chủ nghĩa cá nhân, vượt lên chính mình rất khó, nhưng với người luôn nghĩ đến người khác, đến tập thể, nhân dân thì vượt lên chính mình không hề khó. Bởi vậy, trong thực tế cuộc sống có rất nhiều tấm gương vượt khó khăn, chiến thắng bản thân.

"Người có lòng tự trọng, có liêm sỉ luôn phán xét bản thân một cách thỏa đáng.  Chính việc đó làm cho xã hội trở nên an lành hơn. Khi có liêm sỉ họ sẽ dám làm cái việc mà có thể không ít ý kiến cho là "hèn", ấy là xin từ chức.Điều ông Vũ Quốc Hùng chia sẻ với phát biểu của Thường trực Ban Bí thư đó là, làm thế nào để đưa việc nêu gương trở thành việc làm tự giác, thực chất. Muốn vậy, phải có một quá trình giáo dục liêm sỉ, lòng tự trọng. Mà biểu hiện của lòng tự trọng chính là: người nào thấy bản thân không làm được việc khi ngồi vào vị trí được giao, năng lực kém cỏi, thiếu gương mẫu... thì tự giác xin chuyển, nếu có sai phạm thì xin từ chức.

Việc giáo dục liêm sỉ cần phải thực hiện ngay từ khi mỗi người còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường giáo dục cho mỗi học sinh biết tự trọng, liêm sỉ, để đến khi chọn cán bộ, chúng ta chọn được người vào các vị trí đó là những người có liêm sỉ. Còn nếu chọn không đúng người và đó chính là những kẻ đã mua chức bán quyền thì họ chẳng dại gì tự rút lui, trái lại họ càng phải bám lấy chiếc ghế để hoàn vốn", nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ.

Từ đây, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, phát biểu của Thường trực Ban Bí thư là bước đầu, tiếp theo phải thực hiện giáo dục dài hơi để việc nêu gương trở thành phong trào, việc làm tự giác. Trong trường hợp cán bộ không tự giác thì tổ chức phải trao đổi thẳng thắn, ông Hùng khẳng định.

Nói thêm về điểm này, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính cũng cho rằng, sự tự giác, nêu gương của cán bộ mới là bước đầu, quan trọng là phải thiết lập một cơ chế ràng buộc cụ thể, tránh xảy ra tình trạng nhùng nhằng, không ai chịu trách nhiệm.

"Không mấy ai khi đã ngồi được vào một vị trí nhất định lại tự đánh giá bản thân quá kém hay không làm được việc. Dĩ nhiên, phải có một quá trình giáo dục, song cơ bản vẫn là cần có một cơ chế để nếu mỗi cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, năng lực kém, không làm được việc thì xin rút, nếu không thì phải có biện pháp xử lý, chẳng hạn như kỷ luật", PGS.TS Nguyễn Hữu Tri nói.

Nhắc lại thời phong kiến không ít vị "treo ấn từ quan" khi thấy mình không làm được, vị chuyên gia cho hay, bây giờ không thể "nói cho vui", mà phải có cơ chế cụ thể, quy định rõ ràng.

"Từ xưa đến nay, không có người thầy nào không nhắc nhở, giáo dục học trò phải tu luyện đạo đức, có người tuân thủ, có người không do chạy theo một lợi ích hay danh vọng nào đó, cho nên cần thiết phải có cơ chế", ông nhấn mạnh.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính cũng nhắc lại khâu trong đổi mới: tư duy, nhận thức, cơ chế và hành động, trong đó khâu mang tính chất quyết định cuối cùng, mang tính đột phá để đưa đất nước phát triển phải là đổi mới cơ chế.

Thành Luân

Trợ lý ngôn ngữ của HLV Park xin nghỉ

Ông Lê Huy Khoa xin phép không đồng hành cùng HLV Park Hang-seo tại VCK U23 châu Á 2020 vì lý do cá nhân. 

"Hoa hồng trên ngực trái" tập 32, Khuê đột ngột xin nghỉ việc, Khang mắng sếp vì San

Hoa hồng trên ngực trái tập 32: Những tưởng mọi việc đang tốt đẹp, Bảo ngỡ ngàng khi Khuê đột ngột xin nghỉ làm. Trong ...

Không đồng ý đơn xin nghỉ việc của thầy giáo 55 tuổi làm nữ sinh có bầu

Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang cho biết thầy Nguyễn Văn Chính không được cho nghỉ việc như nguyện vọng mà phải chờ hội đồng kỷ ...

/ baodatviet.vn