Trò chơi "cá voi xanh" xuất hiện ở nước ngoài và gần đây một số thông tin cho rằng nó đang hoạt động ở Tiền Giang, làm hoang mang dư luận.
Ngày 10-5, ông Nguyễn Quốc Thanh, Chủ tịch UBND huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết tại huyện Cái Bè chưa có trường hợp nào "học sinh cắt tay tạo hình cá voi" giống như trò chơi nguy hiểm "Cá voi xanh" trên một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, gây hoang mang dư luận.
"UBND huyện có nghe thông tin trò chơi này trên internet nguy hiểm nên có văn bản hướng dẫn các cơ quan, nhất là trường học tuyên truyền cho học sinh không nên tiếp cận trò chơi này trên mạng internet; chứ cả huyện chưa có học sinh nào chơi và cũng không có em nào cắt tay tạo hình cá voi như báo đăng"- ông Thanh nhận định.
Cũng liên quan đến vấn đề này, một cán bộ Công an huyện Cái Bè nói: "Qua thông tin báo chí, công an đã chỉ đạo trinh sát làm việc với trường THCS thị trấn Cái Bè và khẳng định là không có học sinh nào cắt tay tạo hình cá voi như báo đăng".
Tương tự, ông Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Tiền Giang thông tin không nghe Phòng GD- ĐT huyện Cái Bè báo cáo có học sinh tham gia trò chơi này.
Cảnh báo trò chơi nguy hiểm trên internet chứ không có xuất hiện ở Tiền Giang
Ghi nhận của phóng viên nhiều ngày qua tại tỉnh Tiền Giang, ở các điểm game không có thiếu niên nào mặc đồng phục học sinh vào chơi. Một chủ tiệm game gần trường THCS thị trấn Cái Bè thắc mắc là tất cả các điểm chơi game trên thị trấn không có trò chơi nào có tên "Cá voi xanh" không biết vì sao báo chí lại nói ở Cái Bè có xuất hiện game này. Một cán bộ thanh tra ngành văn hóa tỉnh Tiền Giang khẳng định mấy ngày gần đây có kiểm tra loại game này nhưng không phát hiện trường hợp nào như báo chí tung tin.
Trò chơi "Cá voi xanh" xuất hiện trên mạng xã hội, lần đầu tiên được phát hiện ở Nga từ 3 năm trước và đạt được độ lan tỏa khá lớn trên cộng đồng mạng thế giới như Facebook, Instagram, Twitter. Thử thách "cá voi xanh" đã xuất hiện và được cảnh báo ở một số nước như Anh, Ấn Độ.... Để được tham gia trò chơi này, người chơi mới sẽ phải đi tìm "cá voi xanh" - tên gọi tự xưng của những kẻ đứng đầu trò chơi, sau "một nghi thức ra mắt" sẽ được kết nạp vào cộng đồng những "cá voi xanh" khác. Người chơi "Cá voi xanh" sẽ phải thực hiện một chuỗi yêu cầu trong vòng 50 ngày. Khởi đầu là những nhiệm vụ dễ như nghe một loại nhạc, xem một bộ phim hay đi dạo ở những nơi được chỉ định, hoặc làm những việc "kỳ lạ" trong mắt phụ huynh, bạn bè.
Dần dần, các yêu cầu sẽ khó hơn, đòi hỏi người chơi tự gây tổn thương, như rạch tay, khắc hình cá voi lên tay. Cuối cùng, đến ngày thứ 50, người chơi sẽ được yêu cầu phải tự sát để được công nhận là người chiến thắng thử thách. Lý do trò chơi có tên là "Cá voi xanh" có thể là vì việc người tham gia tự sát khi trò chơi kết thúc cũng giống như cách cá voi xanh lao mình lên bờ biển mắc cạn và chết vậy.
Người sống sót từ \'Cá voi xanh\': Giãy giụa thoát chết vào ngày thứ 50
Không ít người chơi "Cá voi xanh" cảm thấy sợ hãi và muốn dừng thử thách tự sát. Nhưng chỉ khi nhận được sự trợ ... |
Chỉ là trò chơi, tại sao “Thách thức Cá voi xanh” khiến nhiều người tự sát?
“Thách thức Cá voi xanh” - trò chơi gieo rắc nỗi kinh hoàng trên toàn thế giới đang khiến cho các bậc phụ huynh Việt ... |
Trò chơi nguy hiểm “Cá voi xanh”: Quyết tâm ngăn chặn từ đầu!
Lao Động số ra ngày 8.5 có bài “Trò chơi nguy hiểm “Cá voi xanh” đã vào Việt Nam?”. Sau khi báo đăng, chúng tôi ... |
MINH SƠN