Khó bỏ những cái “hàm”

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão chỉ rõ khi trả lời phỏng vấn Báo Lao Động hôm qua: Chúng ta có hàm vụ trưởng, rồi hàm vụ phó, rồi lại cả hàm trưởng phòng... Và những cái “hàm” này chỉ là để “chiều lòng nhau”.

Những cái “hàm” chỉ là để “chiều lòng nhau”. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Dân trí.

ĐBQH Lê Thanh Vân thì bảo chưa cần phải “chưng cất”, chỉ cần thu hẹp thôi đã có thể giảm được 50% biên chế rồi. Hoá ra, việc tinh giản không khó như người ta tưởng.

Chỉ ngay sau phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về một “biên chế ngày càng phình to” với 58.000 đơn vị sự nghiệp công lập và 2,5 triệu biên chế... dư luận đã có những phản ứng hết sức tích cực với mong muốn một nghị quyết giấy trắng mực đen về câu chuyện tinh giản biên chế, thu hẹp lại các đơn vị nhà nước, và cả sáp nhập nữa, khi rất nhiều đơn vị đang chéo cẳng ngỗng về chức năng nhiệm vụ.

Cũng phải thôi, có hơn 90 triệu dân mà có tới vài triệu biên chế, đóng thuế bao nhiêu thì vừa, sức bao nhiêu cho nổi.

Nhưng vì sao bao nhiêu năm, chỉ thị, nghị quyết nào cũng đặt ra vấn đề tinh giản bộ máy mà số lượng thì cứ phình ra với người hưởng lương càng nhiều, với càng nhiều hơn tình trạng lạm phát cấp phó?

Là bởi chúng ta chỉ tinh giản giả vờ. Là vì giảm một lại sinh một, thậm chí hai, ba. Là do chúng ta “chiều lòng nhau”.

Như chuyện cái “hàm” chẳng hạn. Không ít kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã than phiền, chỉ trích quanh cái chuyện hàm rất vô lý, rất kỳ quặc này. Rồi rút cục vẫn vậy.

Hôm qua, nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão nói thẳng: Trước thì làm gì có chuyện hàm. Giờ thì hàm vụ trưởng, hàm vụ phó, rồi cả hàm trưởng phòng. Và đây là hậu quả của sự “tùy tiện” - chữ dùng của ông Vũ Mão.

Nhưng việc phong hàm kia chỉ là một mặt của sự bất cập mà thôi.

Chẳng hạn như các Ban chỉ đạo! Tại sao phải có nó trong khi chúng ta đã có đủ hệ thống đảng, chính quyền từ T.Ư đến cấp xã?

Chẳng hạn đã có thanh tra thì tại sao phải có thêm một bộ máy kiểm tra. Rồi nội vụ và tổ chức...

Phát biểu của Tổng Bí thư cũng như quyết tâm của T.Ư trong việc tinh giản lại bộ máy lần này đang tạo được sự đồng thuận, ủng hộ rất lớn trong dư luận nhân dân. Và những bất cập, chồng chéo, và cả thừa thãi không phải bây giờ mới được nói tới. Vấn đề chỉ là làm thật, tinh giản thật mà thôi.

Và việc đổi mới lần này, nên bắt đầu từ Đảng khi chúng ta đã có chủ trương, và được kiểm nghiệm thực tế qua việc thí điểm ở Quảng Ninh với hiệu quả không thể phủ nhận.

(https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/kho-bo-nhung-cai-ham-568686.ldo)

Bị hại nghi bà Thu Nga được \'bảo kê\' tại dự án B5 Cầu Diễn

"Nếu không có sự bảo kê, bao che của cán bộ công chức Hà Nội thì bà Nga không thể ép cọc ở đấy được", ...

NÓI THẲNG: Quan phải biết xin lỗi dân

Tình hình thực tế lúc này đặt ra cho Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ và các địa phương có trạm BOT ...

Vì sao Vụ phó 9X bị Cần Thơ trả lại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ?

Cần Thơ trả lại nhân sự sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định việc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ bổ nhiệm ...

Công chức không thể tùy tiện với “phây”

​Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội vừa trình UBND thành phố Dự thảo Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của ...

/ Theo Anh Đào/Báo Lao động