Trong suốt 6 năm hoạt động, trạm phí Thủ Thiêm thu được tổng cộng 0 đồng. Và hôm qua, TP HCM đề xuất đập bỏ, bán sắt vụn cái trạm này để... chống ùn tắc. Câu hỏi không thể không đặt ra ngay lúc này là, hàng chục tỉ đồng xây trạm đó rút cục thì ai chịu trách nhiệm?
Trạm thu phí Thủ Thiêm thuộc dự án đường hầm sông Sài Gòn bị bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: Dân trí
Tại đầu đường dẫn vào hầm Thủ Thiêm phía quận 2, trạm thu phí Thủ Thiêm với 12 cabin được xây dựng hoành tráng với đầy đủ các thiết bị tiện nghi như máy tính, máy lạnh, điện tử...
Tháng 9.2012, Sở GTVT TPHCM tổ chức cho thu phí thử nghiệm hầm Thủ Thiêm (không thu tiền). Trong suốt 1 tháng thử nghiệm đó, lưu lượng xe cộ rất... khả quan. Cụ thể, bình quân mỗi ngày có gần 14.7000 ôtô lưu thông, đạt 34% công suất thiết kế và hơn 76.700 xe máy lưu thông, đạt 27% công suất thiết kế. Quá ấn tượng và rất nhanh hồi vốn.
Đùng một cái, ngày 22.11.2012, UBND TP HCM quyết định chưa thu phí hầm Thủ Thiêm (đường hầm sông Sài Gòn). Nguyên do được giải thích đại ý: TP nhận thấy tình hình kinh tế còn nhiều phức tạp, chưa có dấu hiệu phục hồi. Người dân và các doanh nghiệp trong TP đều đang gặp khó khăn. Nếu thành phố thực hiện việc thu phí sẽ có tác động không tốt đến tình hình xã hội, kinh tế của TP.
UBND TP lúc đó cũng khẳng định khi nào đủ điều kiện sẽ chỉ đạo việc thu phí sau, để “chia sẻ khó khăn với người dân" - thật cảm động biết bao.
Nhưng câu chuyện đó chỉ đúng một nửa. Sự thực là năm đó Nhật Bản có công hàm phản đối rất dữ dội. PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP.HCM giải thích: Hầm Thủ Thiêm tại TP.HCM là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm có nguồn vốn đầu tư từ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản, có vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam nên không thể theo hình thức BOT.
Còn theo giải thích mới nhất, ngày hôm qua: Trạm thu phí hầm Thủ Thiêm được xây dựng năm 2011 và dự kiến thu phí trong năm 2012. Thế nhưng, do nhà nước quy định thu phí sử dụng đường bộ, bãi bỏ thu phí ở các công trình có vốn ngân sách đầu tư nên từ năm 2011 đến nay trạm thu phí này không hoạt động.
Một loại viện trợ nên không thể thu phí như BOT? Một thay đổi chính sách? Và rút cục, với mật độ có khi tới 270 ngàn lượt xe/ ngày, cái trạm phí ấy suốt 6 năm qua trở thành một cái nút chai gây ùn tắc khủng khiếp.
Và giờ thì... đập bỏ.
Metro thì đội vốn, kéo dài, để cũng suốt bao năm qua, trở thành những lô cốt, biến trung tâm TP như bãi chiến trường. Mấy chục tỷ ném ra “án ngữ” 5-7 năm giờ đập bán sắt vụn thử hỏi dân nào chịu nổi.
Văn hóa trách nhiệm, nhìn từ điểm nóng BOT Cai Lậy
Đến nay, mặc dù vụ việc ùn tắc, mất an ninh trật tự ở trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) diễn ra nhiều ... |
Cai Lậy: BOT và chai
88 trạm thu phí trên toàn quốc. QL 1A có những thời điểm tới 37 trạm thu phí. Tức là cứ 62km lại có một ... |