Khi nào WHO công bố một dịch bệnh là đại dịch?

WHO cảnh báo thế giới nên chuẩn bị cho khả năng COVID-19 trở thành đại dịch . Vậy khi nào một dịch bệnh được công bố là đại dịch và điều đó có ý nghĩa gì?

khi nao who cong bo mot dich benh la dai dich

Khử trùng Nhà Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul. Ảnh: Yonhap

Đại dịch là gì?

Đại dịch không liên quan gì đến mức độ nghiêm trọng của bệnh mà liên quan đến sự lây lan theo địa lý của nó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, một đại dịch được tuyên bố khi một căn bệnh mới mà mọi người không có khả năng miễn dịch lây lan khắp thế giới ngoài mong đợi.

Các trường hợp liên quan đến khách du lịch bị nhiễm bệnh ở Trung Quốc và sau đó đã trở về nước của họ hoặc những người đã bị lây nhiễm từ khách du lịch đó - gọi là “index case” (bệnh nhân số 0) - không được tính vào việc tuyên bố đại dịch. Cần phải có một làn sóng lây nhiễm thứ hai từ người sang người trong toàn cộng đồng. Ở Mỹ, Anh và Australia, hiện tại chưa có lây nhiễm mạnh trong cộng đồng.

Một khi đại dịch được tuyên bố, nhiều khả năng sự lây lan trong cộng đồng cuối cùng sẽ xảy ra. Các chính phủ và các hệ thống y tế cần đảm bảo rằng họ đã chuẩn bị cho điều đó.

Trong khi đó, bệnh dịch là sự gia tăng đột ngột trong các trường hợp bị bệnh có thể trong một quốc gia hoặc một cộng đồng.

Khi nào đại dịch được công bố?

Tờ The Guardian dẫn lời giáo sư Mary-Louise McLaws, một chuyên gia kiểm soát lây nhiễm, từng làm cố vấn cho WHO, cho biết, công bố đại dịch không phải lúc nào cũng rõ ràng vì nó có thể phụ thuộc vào mô hình được sử dụng, mà mô hình này có thể khác nhau giữa WHO và các tổ chức y tế khác. WHO là người có tiếng nói cuối cùng.

Không có ngưỡng cần phải đáp ứng, chẳng hạn như số lượng tử vong hay nhiễm bệnh, hoặc số quốc gia bị ảnh hưởng. Ví dụ, dịch SARS năm 2003 đã không được WHO tuyên bố là đại dịch mặc dù ảnh hưởng đến 26 quốc gia. Tuy nhiên, sự lây lan của SARS được ngăn chặn nhanh chóng và chỉ một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng đáng kể, bao gồm Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Canada.

“WHO có nhiều lý do nhưng một phần lý do để công bố đại dịch, nếu họ công bố, sẽ là để nghiêm túc kiểm soát và không bỏ qua các triệu chứng, và có được tài chính cần thiết nhằm giúp giải quyết và kiểm soát đại dịch” - bà McLaws nói.

Tuy nhiên, nếu công bố đại dịch gây ra sự hoảng loạn toàn cầu, thì có thể làm hỏng mục đích cố gắng nâng cao nhận thức. Người ta đã viết nhiều về việc liệu công bố H1N1 là đại dịch năm 2009 có phải đã gây ra sự hoảng loạn không cần thiết, khiến các khoa cấp cứu quá tải và khiến các chính phủ phải chi quá nhiều thuốc chống virus hay không. Các triệu chứng của virus Corona thường nhẹ và hầu hết mọi người đều hồi phục trong vòng 6 ngày.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, giáo sư Peter Collignon cho biết có vẻ như đường phân-miệng có thể là một phần quan trọng của việc lây truyền virus Corona. Ở các quốc gia có hệ thống nước sạch an toàn và đáng tin cậy, tác động của đại dịch có thể ít nghiêm trọng hơn.

Nếu WHO công bố đại dịch COVID-19 thì điều đó có nghĩa gì?

Hiện tại dịch COVID-19 đang lây lan mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Italia và Singapore.

Giám đốc các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch học tại Viện Sức khỏe Menzies ở Queensland, giáo sư Nigel McMillan, cho biết điều lo ngại là truyền thông đưa tin quá nhạy cảm về một đại dịch có nghĩa là gì.

“Chúng tôi không muốn tạo ra hoảng loạn khi người dân đổ xô đi tích trữ thực phẩm hoặc xăng dầu, khi mà đối với 95% dân số, đây sẽ là một cơn cảm lạnh nhẹ” - ông McMillan nói.

Nhưng đại dịch có nghĩa là các lệnh cấm đi lại sẽ không còn hữu ích hoặc có ý nghĩa và sẽ cảnh báo các cơ quan y tế rằng họ cần chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn tiếp theo bao gồm chuẩn bị cho các bệnh viện tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân, dự trữ bất kỳ loại thuốc kháng virus nào và khuyên mọi người rằng khi đến lúc, họ sẽ cần phải suy nghĩ về những việc như ở nhà nếu bị bệnh, tránh gặp gỡ, tránh tụ tập đông người… - ông McMillan nói.

Giáo sư McLaws cho biết điều này có thể là phần khó khăn nhất đối với các chính phủ - khuyến khích mọi người thay đổi hành vi của họ, chẳng hạn như không đến các sự kiện lớn nếu họ bị bệnh.

Thế giới đã có những đại dịch nào?

Cúm H1N1 năm 2009, HIV năm 1981, cúm Tây Ban Nha năm 1918, dịch hạch năm 1347 và đậu mùa năm 1870 đều là những ví dụ về đại dịch.

khi nao who cong bo mot dich benh la dai dich WHO cảnh báo "nguy cơ đại dịch" Covid-19

WHO nhận định sự lây lan chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) đang tăng vọt tại nhiều nước khiến Covid-19 có khả năng trở thành ...

Ngọc Vân

/ laodong.vn