Khi Mỹ lạc nhịp với thế giới

An ninh toàn cầu chỉ phát huy tác dụng khi các cường quốc thế giới làm việc cùng nhau.

Tại Hội nghị An ninh Munich thường niên diễn ra tại Đức hồi tháng rồi, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ mong muốn hợp tác nhưng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lại có tầm nhìn khác biệt. Không có cách tiếp cận nào hiệu quả trừ khi người Mỹ thật sự tham gia.

Quan điểm khác biệt được thể hiện rõ trong các bài phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Trong khi bà Merkel ca ngợi chủ nghĩa đa phương thì ông Pence tán thành chính sách mang tính cô lập của ông Trump. Sự chia rẽ tỏ ra sâu sắc đến mức hy vọng duy nhất sau hội nghị là các chính phủ đóng góp các nguồn lực tốt nhất có thể cho đến khi ông Trump không còn ở Nhà Trắng.

khi my lac nhip voi the gioi

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2-2019 Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, hy vọng và chờ đợi không phải là cách tiếp cận một vấn đề quan trọng như an ninh. Bà Merkel đã nói rõ điều này, cùng với cam kết bảo vệ các mối quan hệ đối ngoại của Đức, chỉ trích Mỹ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran và rút lực lượng khỏi cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Đáp lại, ông Pence cho rằng thỏa thuận hạt nhân Iran là "thảm họa", đồng thời nhắc lại sự phản đối của Mỹ đối với đường ống dẫn khí đốt giữa Nga và Đức. Phó Tổng thống Mỹ cũng gia tăng áp lực lên Tập đoàn Công nghệ Huawei (Trung Quốc), lấy lý do công ty này là "một rủi ro an ninh".

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì bác bỏ cáo buộc trên của Washington và ủng hộ tầm nhìn của Thủ tướng Đức. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ lời kêu gọi của bà Merkel về việc tham gia Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 vì cho rằng hiệp ước này áp đặt những hạn chế không công bằng lên quân đội Trung Quốc. Thay vào đó, ông Dương đề xuất thế giới nên tập hợp lại để cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu và thông qua hành động như thế, lợi ích sẽ được chia sẻ công bằng cho tất cả các bên. Quan điểm này không phù hợp với chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.

Ông Pence đã lên tiếng ca ngợi những gì đạt được dưới thời Tổng thống Donald Trump cho đến giờ. Dù vậy, việc Mỹ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, rút khỏi các hiệp định đa phương và ngăn chặn sử dụng công nghệ tiên tiến đang làm kìm hãm sự tăng trưởng và tiến bộ. Tệ hơn nữa, các hành động đơn phương, khiêu khích và lời đe dọa đang dẫn đến các tình huống nguy hiểm.

khi my lac nhip voi the gioi An ninh thế giới bất ổn, Úc chi gần 300 triệu USD sắm thiết bị chống khủng bố

Chính phủ Úc đã công bố các quyền hạn mới cho Cảnh sát Liên bang để kiểm tra chứng minh nhân dân, hộ chiếu và ...

khi my lac nhip voi the gioi Ngày tổn thất đẫm máu nhất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ thiệt hại nặng nề hôm 1.3 trong cuộc tấn công chống lực lượng dân quân người Kurd ở tây bắc Syria với ...

/ https://nld.com.vn