Khí cười gây nghiện như mọi loại ma túy khác

Thực trạng sử dụng và hậu quả đáng lo ngại do “bóng cười” đã và đang gây ra, như những tiếng chuông cảnh báo cấp thiết đối với cơ quan quản lý - đó là cần hết sức nghiêm túc, trách nhiệm đánh giá lại quy định, cơ chế nhập khẩu, phân phối và kiểm soát lưu thông trên thị trường đối với mặt hàng này. “Bóng cười” đang không chỉ đơn thuần gây nghiện mà còn dẫn đến… cái chết. 

khi cuoi gay nghien nhu moi loai ma tuy khac
Nhiều người trẻ đang cố ý tự hủy hoại sức khỏe và tước đi chính sinh mạng của bản thân với “bóng cười”

Cách đây gần 6 năm, những dấu hiệu đáng lo ngại của việc sử dụng “bóng cười” ở bộ phận không nhỏ người trẻ đã được Công an Hà Nội nhìn nhận, cảnh báo. Thế nhưng đáp lại, chỉ có sự im lặng từ phía cơ quan quản lý. Và hệ lụy đã diễn ra, không hề âm thầm.

Nỗi ám ảnh từ những cuộc vui

Đến thời điểm này, sự ám ảnh lớn nhất liên quan đến “bóng cười”, chính là Đêm nhạc hội Mùa thu 2018 tổ chức tại khu vực Công viên nước hồ Tây, tối 16-9-2018. Có đến 5.000 người đã tham dự đêm nhạc hội ấy, trong không gian bức bối, đặc quánh âm nhạc, chất kích thích. Và chỉ đến khi hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, người ta mới ngã ngửa bởi biết được một bộ phận không nhỏ khách dự đã “chơi gì?” và “chơi như thế nào?” ở đêm nhạc ấy. Bảy người đã tử vong sau những giây phút “thăng hoa”, và toàn bộ số nạn nhân đều có phản ứng dương tính với chất ma túy. Trước đó, đa phần các nạn nhân được đưa vào nhập viện trong trạng thái tim ngừng đập, hôn mê sâu.

Báo An ninh Thủ đô đã có những tuyến bài cảnh báo, phản ánh. Quá trình tác nghiệp, phóng viên ghi nhận những hình ảnh, những phản ứng đáng lo ngại từ những người sử dụng “bóng cười” ở các quán cà phê, quán bar trá hình. Đa phần đều rất trẻ, phần lớn trong số đó là học sinh. Và khi đã sử dụng “bóng cười”, họ trở nên rất khác: mất kiểm soát, thô lỗ, dữ dằn hơn, không còn là chính mình. Trong bối cảnh ấy, những kẻ bán bóng thản nhiên thu tiền, và tìm cách đối phó sự kiểm tra của lực lượng chức năng…

Quá trình khám nghiệm hiện trường khu vực khuôn viên tổ chức đêm nhạc hội, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều “bóng cười” và một số vật chất nghi là ma túy. Vụ việc về sau đã được Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự với các tội danh: “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” và “Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy”. Nhiều người liên quan cũng đã bị khởi tố điều tra. Kết luận - câu trả lời chính xác không đơn giản để đưa ra ngay, nhưng không thể phủ nhận: “bóng cười” chính là một trong những yếu tố - độc chất - quan trọng, dẫn tới những cái chết.

Giả thiết về sự nguy hiểm của “bóng cười” càng có cơ sở hơn, khi liên tiếp ở 2 vụ việc xảy ra ngày 10-3-2019 và ngày 29-4-2019, tại 2 quán cà phê trong khu phố cổ Hoàn Kiếm, có 2 nạn nhân, 1 thanh niên Việt Nam và 1 người đàn ông trung niên người nước ngoài, bất ngờ đột tử. Cả 2 nạn nhân đều được cho là đã sử dụng “bóng cười” tại quán cà phê, trước khi ngã gục.

Sự ám ảnh mang tên “bóng cười”, trong suốt thời gian vừa qua, Báo ANTĐ đã có những tuyến bài cảnh báo, phản ánh. Quá trình tác nghiệp, phóng viên ghi nhận những hình ảnh, những phản ứng đáng lo ngại từ những người sử dụng “bóng cười” ở các quán cà phê, quán bar trá hình. Đa phần đều rất trẻ, phần lớn trong số đó là học sinh. Và khi đã sử dụng “bóng cười”, họ trở nên rất khác: mất kiểm soát, thô lỗ, dữ dằn hơn, không còn là chính mình. Trong bối cảnh ấy, những kẻ bán bóng thản nhiên thu tiền, và tìm cách đối phó sự kiểm tra của lực lượng chức năng…

“Khí cười gây nghiện như mọi loại ma túy khác”

Theo chuyên gia hóa chất, khí cười - Nitrous oxide (N2O) là hợp chất hóa học; chất khí gây mê không màu với mùi vị ngọt nhẹ và nặng hơn không khí 1,5 lần.

Nitrous oxide là một tác nhân oxy hóa, không cháy nhưng hỗ trợ quá trình cháy, và có thể phát nổ ở nhiệt độ cao sau khi bay hơi. Ở không gian nhỏ, nó có thể gây ngạt do thay thế không khí. Khí Nitrous oxide được nạp trong các bình thép ở dạng khí hóa lỏng…

Trong y tế, ứng dụng của khí Nitrous oxide giúp giảm đau và thường được sử dụng với các khí khác thành hỗn hợp hoặc nguyên chất dùng để gây mê. Khí này đồng thời được sử dụng để làm phẫu thuật, nha khoa. Còn trong công nghiệp, khí Nitrous oxide được sử dụng kết hợp với khí acetylen để đốt trong các máy sắc ký khí. Ngoài ra, khí N2O còn được dùng trong thực phẩm để nạp vào kem.

Thấy rõ mục đích sử dụng của N2O trong lĩnh vực y tế và công nghiệp. Vậy mà không hiểu từ bao giờ và do đâu, “khí cười” lại có thể trở thành “thú vui đắt tiền” của nhiều người, nhất là người trẻ. Người ta dùng mà bất chấp, hoặc có thể cũng chẳng biết độc tính của N2O: khi hít phải ngay lập tức gây kích thích, tiếp theo là cảm giác buồn nôn, buồn ngủ, mất ý thức, mất phương hướng và chán ăn. Tác động chỉ vài phút, nhưng nếu hít lặp đi lặp lại trong thời gian vài giờ có nguy cơ dẫn đến bất tỉnh; sử dụng lâu dài có thể dẫn đến bệnh thần kinh, do các sợi thần kinh bị tổn thương, gây ra các vấn đề như suy nhược, ngứa ran và mất cảm giác.

Các chuyên gia y tế thế giới cảnh báo nếu lạm dụng chất N2O dễ dẫn tới co giật, mất kiểm soát, trầm cảm. Đặc biệt những người mắc bệnh hen suyễn, tim mạch và những bệnh liên quan đến đường hô hấp không được sử dụng, tiếp xúc với khí N2O sẽ nguy hiểm, thậm chí dẫn đến ngừng thở.

Ngày 28-10-2013, trước những dấu hiệu hết sức lo ngại của hoạt động kinh doanh, sử dụng “bóng cười”, Công an Hà Nội đã có văn bản gửi Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đề nghị trao đổi, cung cấp thông tin về khí N2O, nhằm phục vụ công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Gần 2 tháng sau, ngày 2-12-2013, ông Phùng Hà - Cục trưởng Cục Hóa chất có Văn bản số 497 hồi đáp, nêu rõ: “Khí Nitrous oxide giống như ma túy và cocain dạng nhẹ, tạo sự phấn khích, gây ảo giác và đáng sợ hơn nó cũng gây nghiện như mọi loại ma túy khác”…

khi cuoi gay nghien nhu moi loai ma tuy khac
Nạn nhân người nước ngoài đột quỵ, sau đó tử vong tại quán cà phê trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 10-3-2019

Khí cười - Nitrous oxide (N2O) là hợp chất hóa học; chất khí gây mê không màu với mùi vị ngọt nhẹ và nặng hơn không khí 1,5 lần. Các chuyên gia y tế thế giới cảnh báo, tác động của N2O chỉ vài phút, nhưng nếu hít lặp đi lặp lại trong thời gian vài giờ có nguy cơ dẫn đến bất tỉnh; sử dụng lâu dài có thể dẫn đến bệnh thần kinh, do các sợi thần kinh bị tổn thương, gây ra các vấn đề như suy nhược, ngứa ran và mất cảm giác; nếu lạm dụng chất N2O dễ dẫn tới co giật, mất kiểm soát, trầm cảm. Đặc biệt những người mắc bệnh hen suyễn, tim mạch và những bệnh liên quan đến đường hô hấp nếu sử dụng, tiếp xúc với khí N2O sẽ nguy hiểm thậm chí dẫn đến ngừng thở.

(Còn tiếp)

khi cuoi gay nghien nhu moi loai ma tuy khac Bóng cười: Thị trường “mở” và mánh lới vận chuyển (kỳ 1)

Chỉ với cụm từ “bóng cười” được nhập lên thanh công cụ tìm kiếm trên google, sẽ dễ dàng thấy được rất nhiều website, fanpage ...

khi cuoi gay nghien nhu moi loai ma tuy khac Hà Nội: Thu giữ gần 100 bình khí "cười" tại nhà của nam thanh niên 9x

Một số lượng lớn bình khí gây cười được lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ tại Hà Nội.

/ anninhthudo.vn