Kê khai tài sản và chuyện quan chức có tài sản mà không kê khai

Năm 2016, có hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập. Cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 3 trường hợp vi phạm, trong đó có cả cán bộ cao cấp.

ke khai tai san va chuyen quan chuc co tai san ma khong ke khai \'Không thể tin được chỉ 3 người bị xử lý về kê khai tài sản\'
ke khai tai san va chuyen quan chuc co tai san ma khong ke khai Kê khai tài sản của cán bộ, công chức: Rất khó khả thi?

Những con số xuất hiện trong báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 mà Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn trình bày tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 của ủy ban Tư pháp Quốc hội hẳn đã khiến nhiều người… bất ngờ.

Tỷ lệ kê khai và công khai tài sản, thu nhập đều lớn hơn 99,8% nhưng thực tế chỉ có 77 người được xác minh tài sản, 3 trường hợp thiếu trung thực bị phát hiện và xử lý - Điều này chứng tỏ phần lớn các cán bộ ở bộ, ngành, địa phương nằm trong danh sách được xác minh đều kê khai tài sản một cách rất nghiêm túc, ngay thẳng – ít nhất là theo tiêu chí đánh giá của cơ quan có thẩm quyền.

Nhưng dường như vì không xét đến những lỗ hổng còn tồn tại trong quy định kê khai tài sản, chẳng hạn như việc một số cán bộ tìm cách chuyển tài sản cho những người thân không thuộc diện kê khai nên bản báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế. Chẳng thế mà khi cho ý kiến tại phiên họp, ông Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực ủy ban Quốc phòng - An ninh đã phải thốt lên rằng: “Đội quân chống tham nhũng không hiệu quả bằng một phóng viên.”

ke khai tai san va chuyen quan chuc co tai san ma khong ke khai

"Dinh thự" của gia đình ông Phạm Sỹ Quý.

Tháng trước, tuy chưa công bố kết luận thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái nhưng từ trao đổi của Cục trưởng Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) với báo giới, dư luận đã có thể an tâm rằng ông Quý “kê khai tài sản trung thực nhưng chưa đầy đủ”. Theo đó, “Kê khai không trung thực là có biểu hiện gian dối. Còn trường hợp ông Quý là kê khai chưa đầy đủ, kê khai thiếu.”

Tôi chợt nhớ đến “vòng quay tham nhũng” của chương trình Táo quân năm 2016, các Táo đều sợ xanh mặt khi chiếc kim trước mặt mình tiến dần tới ô tham nhũng. Nhưng cuối cùng, tất cả đều sung sướng hân hoan vì không ai dính “biểu hiện” tham nhũng cả.

Có lẽ ai cũng hiểu rằng, việc kê khai tài sản của cán bộ không biểu hiện ở những con số “biết cách” thụt lùi từng năm hay chuyển biến theo hướng tích cực nhờ các biện pháp sử dụng ngôn từ. Có lẽ, sự minh bạch tài sản, thu nhập ở những người phải kê khai tài sản theo luật Phòng, chống Tham nhũng cũng không làm những kẻ thích đóng vai “cô hồn” ngày rằm tháng 7 nghĩ nhiều hơn đến khoản nợ công vài chục triệu đồng đang gánh trên vai, thay vì tìm cách “giật” được càng nhiều tiền lẻ càng tốt. Nhưng đại bộ phận người dân vẫn mong chờ vào sự thay đổi, dù là nhỏ nhất trong việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản.

Và thật ra, dân không lo quan chức sở hữu nhiều tài sản mà chỉ sợ quan chức có tài sản nhưng không (thèm) kê khai.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

http://www.nguoiduatin.vn/-ke-khai-tai-san-va-chuyen-quan-chuc-co-tai-san-ma-khong-ke-khai-a338215.html

/ Trương Chi/nguoiduatin.vn