Dịch vụ đáp ứng xu hướng ohitorisama, khách hàng đi một tại Nhật Bản, nơi có 18 triệu hộ đơn thân.
Một cửa hàng Karaoke Kan tại Tokyo. Ảnh: Travel Post.
Ở các quán Karaoke Kan nhiều tầng tại quận Shimbashi, Tokyo, bạn sẽ thoải mái ca hát mà không lo chuyện bị cười khi hát sai nhạc, cũng như không cần trấn an bạn bè khi họ phá hỏng giai điệu bài hát, theo Guardian.
Bởi Karaoke Kan là một trong số các ngành kinh doanh đang tăng trưởng nhanh tại Nhật Bản chuyên phục vụ ohitorisama, còn gọi là khách hàng đi một mình.
Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dân số và An sinh Xã hội Nhật Bản, hơn một phần ba trong số 53 triệu hộ gia đình tại Nhật Bản là hộ đơn thân. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 40% vào năm 2040.
Số lượng người độc thân tăng lên đã tạo ra một ngành công nghiệp riêng, không chỉ phục vụ 18 triệu hộ độc thân, mà còn cho những người đã lập gia đình hoặc đang sống thử khao khát có quãng thời gian riêng tách khỏi bạn đời, những người lao động muốn tránh đồng nghiệp trong giờ nghỉ trưa, hay những người thích ca hát muốn luyện giọng.
"Dữ liệu cho thấy cá nhân trong xã hội bây giờ có xu hướng tìm kiếm các hoạt động một mình", Motoka Matsushita, chuyên gia tư vấn tại Viện nghiên cứu Nomura, cho biết.
Xu hướng này được thúc đẩy một phần do những thay đổi trong xã hội Nhật Bản, nơi mô hình gia đình truyền thống mà hai hoặc ba thế hệ sống chung một mái nhà đang dần suy yếu.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có bố mẹ và con cái đang thu hẹp trong bối cảnh ngày càng ít người trưởng thành muốn thiết lập mối quan hệ lâu dài. Năm 1980, chỉ một trong số 50 người đàn ông Nhật Bản tới tuổi 50 vẫn chưa kết hôn và ở phụ nữ là 1/22 thì nay, tỷ lệ này là 1/4 nam và 1/7 nữ.
Khách hàng trong một quầy ăn tại cửa hàng mỳ Ichiran. Ảnh: AFP.
Ichiran, chuỗi nhà hàng mỳ nơi thực khách ngồi ăn một mình, khuất tầm mắt của những khách hàng khác, là điển hình cho lối sống độc thân ở Tokyo. Đầu tiên, thực khách chọn phần mỳ, mua vé từ máy bán hàng tự động. Sau đó, ánh sáng xanh nhấp nháy báo hiệu chỗ ngồi ở phía xa quầy phục vụ chia làm 10 ô với vách ngăn bằng gỗ. Một nhân viên xuất hiện, đặt bát mỳ lên bàn và hạ tấm rèm mỏng xuống khi rời đi. Quầy ăn chỉ đủ rộng để khách hàng khuỳnh tay khi cầm đũa.
Hiện tượng ohitorisama không chỉ giới hạn với nhà hàng và quán karaoke, mà còn mở rộng sang nhiều ngành khác như bowling, du lịch, rạp chiếu phim, trò giải trí ở công viên.
"Các doanh nghiệp cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau để đáp ứng xu hướng những người thích hoạt động một mình", Matsushita nhận xét.
Nữ giáo viên đã mang 10 viên ma túy vào phòng karaoke để tổ chức tiệc
Bà Trần Thị Thúy Hằng được xác định là người đưa 10 viên ma túy tổng hợp vào phòng hát karaoke để cùng nhóm bạn ... |
Hơn 30 lính cứu hỏa dập cháy ở quán karaoke 4 tầng
Quán karaoke 4 tầng, trên phố Nguyễn Khiết (Hà Nội) bùng cháy dữ dội khiến nhiều người hoảng sợ. Toàn bộ người trong quán đã ... |
2 thanh niên nghiện cướp 250 triệu đồng để... đi hát karaoke
Trên đường đi mua ma túy, 2 người nghiện cướp 250 triệu đồng của cặp vợ chồng rồi chia nhau để đi mua sắm, hát ... |
Cháy quán karaoke ở Quất Lâm - Nam Định, nhiều người bỏ chạy thoát thân
Vào khoảng 20h30 tối 6/11, một vụ hoả hoạn lớn xảy tại quán karaoke Misa, thuộc thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam ... |