Huyện đảo Lý Sơn trữ lương thực ứng phó bão số 6- Naki
Người dân Lý Sơn đã chủ động tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhiên liệu để ứng phó với bão số 6 có tên quốc tế Nakri.
Ảnh hưởng bão và không khí lạnh tuyến giao thông thủy Sa Kỳ - Lý Sơn, tuyến giao thông thủy đảo Lớn – đảo Bé (An Bình, Lý Sơn) dự kiến sẽ tê liệt nhiều ngày. Vì vậy, tranh thủ những ngày thời tiết ổn định, người dân Lý Sơn chủ động mua sắm lương thực, thực phẩm từ đất liền về đảo để tích trữ.
Ngoài gạo, gà vịt, lợn, rau củ quả cũng được các tiểu thương trên đảo mua tích trữ tăng từ 4 - 5 lần. Chị Nguyễn Thị Lợi, - tiểu thương chợ huyện Lý Sơn - cho biết Lý Sơn có điện nên việc dự trữ thực phẩm thiết yếu cũng tiện hơn nhiều, trước đây không thể trữ hàng tươi sống, bây giờ tiểu thương ai cũng có tủ đông nên biển động thì đặt hàng từ đất liền về là trữ bán nhiều ngày. Bên cạnh đó, các đại lý gạo trên đảo cũng sẵn sàng trữ từ 20 - 30 tấn gạo, đồng thời dự trữ gạo gối, đề phòng biển động bất ngờ.
Riêng tại đảo Bé, một địa phương đặc biệt khó khăn do giao thông cách trở. Xã An Bình đã chủ động dự trữ 2 tấn gạo để cứu đói người dân trong tình huống khẩn cấp. Ông Bùi Long - một đại lý gạo trên đảo Bé - cho biết mùa biển động thường xuyên trữ gạo gối đầu, khi thời tiết ổn định thì thuê tàu vận chuyển gạo sang để dự trữ bán cho người dân, những ngày bão gió thì dự trữ nhiều hơn phòng khi khan hiếm lương thực.
Ngay trong sáng 6.11, các chuyến tàu từ đất liền ra đảo cũng chở đầy ắp hàng hóa nhằm bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trước khi đảo bị cô lập. Hơn 30.000 lít xăng cũng được đại lý xăng dầu trên đảo dự trữ nhằm đảm bảo hoạt động đi lại, kinh doanh sản xuất của người dân.
Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết huyện đã tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người dân chủ động dự trữ gạo, thực phẩm thiết yếu, chất đốt và nhiên liệu để có thể sử dụng từ 15 – 20 ngày khi đảo bị cô lập. “Với các tư thương có ý định ghim hàng nâng giá, chúng tôi sẽ chỉ đạo các Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính và các cơ quan liên quan có tổ kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện nâng giá bất hợp lý thì có hình thức xử phạt theo quy định” - bà Hương nói.
Lý Sơn là một trong những địa phương của miền Trung chịu ảnh hưởng bão số 6 và không khí lạnh. Dự báo, Lý Sơn sẽ cô lập dài ngày.
Người dân Lý Sơn đã chủ động tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhiên liệu để ứng phó với bão số 6 có tên quốc tế Nakri.
Ảnh hưởng bão và không khí lạnh tuyến giao thông thủy Sa Kỳ - Lý Sơn, tuyến giao thông thủy đảo Lớn – đảo Bé (An Bình, Lý Sơn) dự kiến sẽ tê liệt nhiều ngày. Vì vậy, tranh thủ những ngày thời tiết ổn định, người dân Lý Sơn chủ động mua sắm lương thực, thực phẩm từ đất liền về đảo để tích trữ.
Ngoài gạo, gà vịt, lợn, rau củ quả cũng được các tiểu thương trên đảo mua tích trữ tăng từ 4 - 5 lần. Chị Nguyễn Thị Lợi, - tiểu thương chợ huyện Lý Sơn - cho biết Lý Sơn có điện nên việc dự trữ thực phẩm thiết yếu cũng tiện hơn nhiều, trước đây không thể trữ hàng tươi sống, bây giờ tiểu thương ai cũng có tủ đông nên biển động thì đặt hàng từ đất liền về là trữ bán nhiều ngày. Bên cạnh đó, các đại lý gạo trên đảo cũng sẵn sàng trữ từ 20 - 30 tấn gạo, đồng thời dự trữ gạo gối, đề phòng biển động bất ngờ.
Riêng tại đảo Bé, một địa phương đặc biệt khó khăn do giao thông cách trở. Xã An Bình đã chủ động dự trữ 2 tấn gạo để cứu đói người dân trong tình huống khẩn cấp. Ông Bùi Long - một đại lý gạo trên đảo Bé - cho biết mùa biển động thường xuyên trữ gạo gối đầu, khi thời tiết ổn định thì thuê tàu vận chuyển gạo sang để dự trữ bán cho người dân, những ngày bão gió thì dự trữ nhiều hơn phòng khi khan hiếm lương thực.
Ngay trong sáng 6.11, các chuyến tàu từ đất liền ra đảo cũng chở đầy ắp hàng hóa nhằm bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trước khi đảo bị cô lập. Hơn 30.000 lít xăng cũng được đại lý xăng dầu trên đảo dự trữ nhằm đảm bảo hoạt động đi lại, kinh doanh sản xuất của người dân.
Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết huyện đã tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người dân chủ động dự trữ gạo, thực phẩm thiết yếu, chất đốt và nhiên liệu để có thể sử dụng từ 15 – 20 ngày khi đảo bị cô lập. “Với các tư thương có ý định ghim hàng nâng giá, chúng tôi sẽ chỉ đạo các Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính và các cơ quan liên quan có tổ kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện nâng giá bất hợp lý thì có hình thức xử phạt theo quy định” - bà Hương nói.
Lý Sơn là một trong những địa phương của miền Trung chịu ảnh hưởng bão số 6 và không khí lạnh. Dự báo, Lý Sơn sẽ cô lập dài ngày.
NHÂN NGHĨA
4.000 dân huyện đảo ở Sài Gòn ôm đồ đạc chạy bão số 9
- Sáng nay, nhiều xã của huyện Cần Giờ (TP.HCM) khẩn trương di dân tránh bão số 9. |
Huyện đảo Phú Quốc cảnh báo về “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”
UBND huyện Phú Quốc yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh có ý thức cảnh giác, không nghe lời xúi ... |
Quảng Ngãi: Kỷ luật Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn
Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Thanh, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ... |