Chiều hôm đó, cán bộ Viện Kiểm sát và Công an đến nhà đọc lệnh cấm Diệu Linh đi khỏi nơi cư trú và phải có mặt ở phiên tòa xét xử với tư cách là nhân chứng bắt buộc. Diệu Linh nghiến răng ký vào quyết định của Viện Kiểm sát.
Hồng nhan đa truân (Kỳ 40)
Diệu Linh tắt điện thoại, lên tàu đi Sapa. Cô muốn trốn tất cả mọi thứ. Nhưng cô chỉ ở Sapa được một ngày thì ... |
Hồng nhan đa truân (Kỳ 39)
Nghe những lời nói như dao đâm, Linh không thể chịu nổi nữa. Cô như lao lên chiếc taxi vừa dừng trước cổng. Cô chỉ ... |
Thiệu hỏi:
- Thế mà có người cho chúng tôi biết là Trần Văn Quý hay dùng chị làm bùa giải đen lắm.
Diệu Linh ngạc nhiên:
- Anh bảo bùa giải đen là thế nào? Tôi không hiểu. Làm sao tôi có thể trở thành một lá bùa trong tay người khác được.
Thiệu nói:
- Chị nhớ lại đi. Có lần nào nửa đêm anh ta gọi chị đến khách sạn không?
Diệu Linh đỏ nhừ mặt xấu hổ:
- Có.
Thiệu hỏi:
- Đấy. Anh ta dùng chị làm bùa giải đen là những lần như thế đấy. Chị có nhớ là bao nhiêu lần không?
Diệu Linh nhún vai:
- Hình như có một lần.
Thiệu hỏi vặn:
- Một lần hay nhiều lần?
Diệu Linh nói:
- Tôi chỉ nhớ được một lần. Còn những lần khác hình như có, nhưng tôi không nhớ cụ thể.
Diệu Linh nói tiếp như van xin:
- Tôi xin anh đấy. Chuyện này anh đừng ghi vào bản cung.
Thiệu đưa cho Diệu Linh bản cung vừa ghi xong và nói:
- Tôi không ghi điều này vào bản cung, nhưng chúng tôi phải biết thực chất con người này là thế nào. Tôi nói để chị rõ nhé. Quý là một tay rất máu cờ bạc. Có những lần chơi bạc đã thua khoảng 3 tỉ một đêm. Còn cá độ bóng đá thì có những lần thua cả hơn triệu đôla. Những lần chơi bạc ở khách sạn, nếu Quý thua đau thì thường gọi gái đến để giải đen. Nhân viên bảo vệ ở khách sạn đã có những lần phải ra hồ Thiền Quang tìm gái điếm về cho Quý giải đen đấy.
Diệu Linh rùng mình sợ hãi:
- Đúng là vậy thì sợ quá.
Thiệu cười đau khổ:
- Các cô là những người vừa đáng thương, nhưng cũng vừa đáng trách. Nhưng thôi, chuyện đó ta không bàn ở đây. Thế còn khi Quý mang cô ra làm vật cá độ, cô có biết không?
Diệu Linh lắc đầu:
- Thưa anh, tôi không biết.
***
Một lần khác, Diệu Linh bị Phòng Cảnh sát kinh tế gọi lên hỏi.
Thường là anh Trung tá, Phó phòng Cảnh sát kinh tế trực tiếp hỏi cung Diệu Linh.
Có một lần, anh hỏi:
- Cô Linh ạ, chúng tôi rất không muốn tin rằng cô có vai trò đắc lực trong việc giúp Trần Văn Quý bán một số lô đất nền khi chưa đủ thủ tục giấy tờ, hay nói một cách ngắn gọn là giúp Trần Văn Quý bán nhà trên giấy. Tuy nhiên, với chúng tôi thì án tại hồ sơ. Có những điều chúng tôi tin, nhưng không có chứng cứ, không đủ hồ sơ chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng thì cũng chẳng làm gì được. Nhưng ngược lại, có những điều chúng tôi không muốn tin. Như cô chẳng hạn. Chúng tôi không muốn tin rằng cô có vai trò gì. Chúng tôi thấy cô rất trẻ, cô chẳng hiểu gì về thương trường, về cuộc đời cả. Cô yêu một tay lắm tiền, nhiều của và dùng tiền để mua cô. Trong thời buổi này thì chúng tôi thấy là bình thường. Mặc dù không muốn tin, nhưng hồ sơ thể hiện thì chúng tôi có muốn bác đi cũng không được.
Diệu Linh nói:
- Dạ vâng, có điều gì thì anh cứ nói.
Anh Trung tá đang vui vẻ, chợt nghiêm nét mặt và nhìn như xoáy vào mắt Linh. Ánh mắt vừa như đe nẹt, vừa có ý thể hiện: “Này cô, đừng có giấu. Chúng tôi biết cả rồi. Cô khôn ngoan thì hãy khai thật ra đi”.
Ánh mắt của anh Trung tá làm Diệu Linh sợ hãi.
Anh Trung tá hỏi:
- Cô trực tiếp giới thiệu, vận động bao nhiêu người mua đất nền của Quý ở Dự án Khu đô thị trên giấy Paradise?
Diệu Linh cúi đầu:
- Hình như cũng chỉ có ba hay bốn người gì đó. Trong đó có vợ của hai ông Thứ trưởng, một ông Phó tổng cục trưởng và một ông Phó chủ tịch.
Anh Trung tá gật đầu:
- Ngoài ra còn trường hợp nào nữa?
Diệu Linh lắc đầu:
- Theo tôi nhớ thì không còn trường hợp nào.
Anh Trung tá hỏi:
- Bốn trường hợp kia thì cô giới thiệu theo cách nào?
Diệu Linh trả lời:
- Thưa anh, bốn trường hợp ấy, nếu nói là tôi giới thiệu thì cũng không đúng. Thực ra là họ từ tìm đến với chúng tôi. Anh biết đấy, với các dự án bất động sản thì khi phân lô, bán nền, các công ty phải dành một số lô để đối ngoại. Hầu như đơn vị nào cũng phải làm như thế. Nhưng trong trường hợp này, bốn người đó đã đặt vấn đề trước với anh Quý rồi. Tôi chỉ gọi điện thoại bảo họ mang tiền đến nộp thôi.
Anh Trung tá cười:
- Thế à? Vậy mà bây giờ người ta nói rằng vì họ tin là cô là hoa hậu, là người làm ăn đứng đắn nên đã bỏ tiền vào. Bây giờ thì họ mất trắng số tiền đó. Cũng có người yêu cầu chúng tôi phải làm rõ vai trò của cô trong việc giúp Trần Văn Quý lừa đảo.
Diệu Linh nói:
- Vâng. Các anh cứ làm rõ thôi. Sự thật chỉ có như vậy.
Anh Trung tá cười buồn:
- Cũng có những người viết thư cho chúng tôi và nói rằng, cô còn rất trẻ nhưng ranh mãnh, thủ đoạn lắm. Chính vì thế mà cô đã lừa được người ta nộp tiền cho dự án.
Linh hỏi ngược lại:
- Anh tin lời họ chứ?
Anh Trung tá khẽ nhún vai:
- Tôi không tin, nhưng họ có giấy trắng, mực đen. Thôi, việc hôm nay cứ dừng ở đây. Chúng tôi đánh giá cao tinh thần hợp tác của cô trong thời gian qua. Cô cứ yên tâm. Cái thật không thể là giả và cái giả không thể là thật được. Vậy nên những gì cô làm thì tự cô sẽ biết.
Diệu Linh nói run run:
- Anh ạ, liệu em có phải ra tòa không?
Anh Trung tá nói chắc chắn:
- Tôi nghĩ rằng chắc là phải ra. Chí ít là với tư cách là nhân chứng, là người có liên quan. Ở công ty cũng sẽ có nhiều người ra tòa cùng Trần Văn Quý chứ không chỉ riêng mình cô đâu.
***
Bẵng đi ít ngày, một hôm, Diệu Linh được Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố gọi lên.
Một anh cán bộ Viện Kiểm sát và một cán bộ cảnh sát điều tra tiếp Diệu Linh.
Anh cán bộ Viện Kiểm sát nói:
- Cơ quan Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra về vụ Trần Văn Quý phạm các tội lừa đảo, cố ý làm trái các quy định về quản lý đất đai của Nhà nước, tổ chức cờ bạc và tổ chức giết người. Trong kết luận điều tra đó có phần liên quan đến cô. Cô hãy đọc và xem có ý kiến gì khác không.
Diệu Linh run bần bật, lấy khăn thấm mồ hôi.
Nhận thấy vẻ sợ hãi của Diệu Linh, anh cảnh sát rót cho cô một cốc nước:
- Em uống nước đi cho bình tĩnh. Anh nghĩ rằng kết luận điều tra này cũng đã rất công tâm.
Diệu Linh đọc Kết luận điều tra. Trong phần của cô có ghi rõ Trần Văn Quý đã lợi dụng Vũ Thị Diệu Linh - là Hoa hậu Người đẹp Việt năm 1999. Quý đã dùng tiền, ôtô, nhà cửa để mua chuộc Diệu Linh. Khi công ty đã đứng bên bờ vực, Trần Văn Quý đã đưa Diệu Linh lên làm Phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại, rồi chuyển sang Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và muốn dùng cái danh hoa hậu của Diệu Linh để vận động mọi người đến mua nhà trên giấy. Tuy nhiên, Vũ Thị Diệu Linh đã cảnh giác và được sự tư vấn của Luật sư Hảo nên không ký, không tham gia vào việc bán các lô đất nền ấy. Có một số trường hợp Diệu Linh ký nhưng đó là đất mà Trần Văn Quý dành cho việc đối ngoại. Do đó, mặc dù chị Vũ Thị Diệu Linh đã ký, nhưng qua xem xét có thể thấy Diệu Linh không phải chịu trách nhiệm về việc này.
Đọc xong bản kết luận, Diệu Linh như trút được gánh nặng, bởi lẽ hầu như cô không có lỗi gì trong vụ việc này.
Chờ cho Diệu Linh đọc xong, anh cán bộ Viện Kiểm sát nói:
- Cô thấy thế nào? Kết luận điều tra này đã thỏa đáng chưa?
Diệu Linh cúi đầu:
- Dạ, em thấy kết luận điều tra thế này là đúng ạ.
Nhưng hình như anh cán bộ Viện Kiểm sát không để ý đến sắc mặt tái đi của cô và vẫn nói, như thể nói với ai đó:
- Trong chuyện này, cô cũng là người đáng trách. Tôi không hiểu tại sao các cô gái bây giờ lại dễ dàng trao thân, gửi phận cho đám đàn ông như thế. Một người đã thành danh như cô, cuối cùng chỉ vì chút vật chất nhỏ nhoi mà làm tổn hại danh tiếng.
Những lời nói thủng thẳng của anh cán bộ Viện Kiểm sát như dao cứa vào trái tim Diệu Linh.
Diệu Linh bỗng dưng như nổi điên.
Cô đập bàn và lớn tiếng:
- Thôi được rồi, các anh không phải lên lớp dạy đời tôi nữa. Tôi có thân thì tôi lo. Tôi chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
Anh cảnh sát nhìn Diệu Linh bằng ánh mắt lạ lùng:
- Tất nhiên là thân cô, cô phải lo. Chúng tôi chỉ tiếc là lẽ ra cô không phải như thế này. Chúng tôi đã làm hết mức để cô bớt trách nhiệm và bớt bị nhục nhã. Cô nên hiểu điều đó. Còn bây giờ thì tùy cô. Mấy hôm nữa tòa xét xử, cô là nhân chứng bắt buộc đấy.
Diệu Linh hỏi:
- Tôi phải ra tòa à?
Anh cán bộ Viện Kiểm sát nói:
- Nếu cô không phải ra tòa thì chúng tôi mời cô đến đây, đưa cô đọc Kết luận điều tra làm gì? Cô là người có liên quan, là nhân chứng bắt buộc phải có mặt.
Diệu Linh nói như khiêu khích:
- Nếu như tôi là nhân chứng mà tôi bận và không đến được thì làm sao?
Anh cán bộ Viện Kiểm sát nói:
- Cô Linh ạ, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm đúng pháp lý và đạo lý. Trong việc này, phần đạo lý, phần chữ tình có vẻ đã nhiều hơn phần lý. Tùy cô nghĩ thôi. Mong cô đừng đùa với luật pháp.
Ánh mắt của anh cán bộ Viện Kiểm sát như đe nẹt.
Diệu Linh thấy trong đó có một sự khó chịu. Cô bắt đầu cảm thấy mình dại.
Diệu Linh xuống nước:
- Vâng. Tôi sẽ cố đến dự phiên tòa.
Anh cán bộ Viện Kiểm sát nói lại:
- Không phải là cố đến dự phiên tòa mà là cô buộc phải có mặt trong phiên tòa đó. Nếu cô không đến thì cơ quan công an sẽ có lệnh áp giải cô. Hôm nay cô đã nói như vậy thì chúng tôi cảm thấy, cô không coi những lời chúng tôi nói ra gì cả. Có thể cô sẽ lấy lý do bận, đi nghỉ mát, đi chơi để vắng mặt ở phiên tòa. Nhưng tôi nhắc lại, đây là phiên tòa mà cô là người bắt buộc phải có mặt. Cô không có mặt thì phiên tòa sẽ phải hoãn. Thế nên, ngay từ bây giờ, tôi đề nghị đồng chí công an có biện pháp để buộc cô Diệu Linh phải có mặt ở phiên tòa - Anh cán bộ Viện Kiểm sát bắt đầu nổi nóng - Trước mắt, tôi đề nghị đồng chí làm ngay văn bản đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh có lệnh cấm xuất cảnh đối với cô Diệu Linh. Thứ hai là, ngay chiều nay, chúng ta sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn và cấm cô Diệu Linh đi khỏi nơi cư trú. Hằng ngày, cô Diệu Linh phải có mặt ở công an phường 2 lần. Còn bao giờ thay đổi biện pháp ngăn chặn thì lúc ấy tính sau.
Diệu Linh vội vàng năn nỉ:
- Dạ, em hứa với các anh là em sẽ có mặt tại phiên tòa.
Anh cán bộ Viện Kiểm sát đứng phắt dậy:
- Bây giờ thì tôi không tin được cô nữa. Thôi, mời cô về.
Anh quay sang nói với anh cán bộ cảnh sát điều tra:
- Tôi đề nghị đồng chí làm ngay mấy việc đó. Chúng tôi sẽ làm văn bản đề xuất với lãnh đạo về việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với cô Diệu Linh.
Nói xong, anh ta bỏ đi luôn.
Còn lại Diệu Linh và anh cảnh sát điều tra.
Anh cảnh sát ngồi thừ ra:
- Các cô đúng là trẻ người non dạ, cậy mình có chút tài, chút nhan sắc, không coi pháp luật ra gì cả. Cô làm chúng tôi thất vọng đấy.
Nói xong, anh cảnh sát điều tra cũng bỏ đi luôn.
Diệu Linh thất thểu ra về.
Quả nhiên, chiều hôm đó, cán bộ Viện Kiểm sát và Công an đến nhà đọc lệnh cấm Diệu Linh đi khỏi nơi cư trú và phải có mặt ở phiên tòa xét xử với tư cách là nhân chứng bắt buộc. Diệu Linh nghiến răng ký vào quyết định của Viện Kiểm sát.
Lúc này, đầu óc Diệu Linh muốn nổ tung ra.
Khi mọi người về hết, Diệu Linh quay vào nhà thì thấy một anh công an đang nói chuyện với mẹ cô:
- Cái Linh nó dại quá cô ạ. Sáng nay Viện Kiểm sát mời nó đến để đưa cáo trạng mà trong đó giữa công an và Viện Kiểm sát đã thống nhất với nhau là gạt hết trách nhiệm của nó ra. Họ đã viết bằng ngôn từ rất nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng đến danh dự của nó. Thế mà nó có nghe đâu. Nó đến và lại còn thách thức người ta. Nó nói rằng nó không dự phiên tòa thì làm sao? Mà chỉ còn vài ngày nữa là tòa xử rồi. Thách thức như thế thì cơ quan luật pháp nào chịu được. Thế nên người ta buộc phải làm thế này.
Bà Thường ngồi thừ ra:
- Cảm ơn anh. Tôi hiểu. Con bé này hỏng mất rồi. Thế là chúng tôi mất con thật rồi.
Rồi bà lảo đảo đi lên gác.
***
Mấy ngày sau, phiên tòa được diễn ra.
Chiều hôm trước khi tòa xử, anh công an khu vực đến gặp Diệu Linh:
- Cô Linh này, ngày mai cô nhớ đến phiên tòa đấy nhé.
Diệu Linh nói cấm cẳn:
- Vâng. Tôi nhớ rồi. Các anh nhắc nhiều quá.
Anh cảnh sát cười:
- À, thì cứ nhắc. Có nhắc, có hơn. Không nhỡ mai cô quên thì người ta lại hỏi tôi tại sao không nhắc. Cuối cùng thành ra lỗi lại tại tôi.
Diệu Linh buông lời đùa cợt:
- Nếu ngày mai tôi không đến thì như thế nào?
Anh cảnh sát nói thủng thẳng:
- Cô không đến thì phải có lý do.
Diệu Linh nói:
- Ví dụ tôi ốm?
Anh cảnh sát trả lời:
- Thì phải có giám định là cô ốm, không đến được. Nếu cô ốm mà vẫn đến dự phiên tòa thì sẽ có người dìu cô. Cô không đến được thì người ta sẽ đặt cô lên băng ca, chở cô đến phiên tòa. Không chỉ vì cái ốm của cô mà phiên tòa phải hoãn.
Diệu Linh lại hỏi:
- Thế còn nếu tôi bỏ trốn không đến dự phiên tòa thì sao?
Anh cảnh sát nhìn vào mặt Linh:
- Nếu thế thì cô em là đã ngu hết phần người khác.
Nói xong anh ta đi luôn.
***
Khi Diệu Linh có mặt ở tòa, hàng loạt ống kính máy ảnh, máy quay phim chĩa vào cô. Đến lúc này, Diệu Linh cảm thấy không còn gì để mất, không còn gì xấu hổ nữa. Với thái độ bất cần, thậm chí có phần nhâng nháo, Diệu Linh nghênh ngang đi vào phòng xử.
Bà Thường theo dõi ở nhà qua tivi và thấy thái độ của con gái trước tòa như thế thì khóc tưởng như muốn ngất đi được. Ông Tường vội vàng tắt tivi và an ủi vợ. Bà Thường nằm vật ra, mặt bà tái nhợt, run lẩy bẩy, mồ hôi vã ra. Ông Tường vội vàng gọi xe cấp cứu đến và đưa bà Thường vào viện.
Vào đến viện, các bác sĩ xác định bà Thường bị nghẽn động mạch vành do một cơn xúc động quá mạnh.
Sau khi các bác sĩ hội chẩn xong, họ mời ông Tường vào và nói:
- Anh ạ, tình hình của chị ấy rất không tốt. Một nhánh động mạch của chị ấy bị tắc. Bây giờ chỉ có cách đặt ống stent để nong ra. Việc này nên làm càng nhanh càng tốt.
Ông Tường run run hỏi:
- Đặt ống như thế có hết nhiều tiền không anh?
Anh bác sĩ nói:
- Cũng tốn đấy bác ạ. Bác gái có bảo hiểm thì cũng đỡ. Nhưng tiền bảo hiểm chỉ chi trả được một phần nào thôi, gia đình vẫn phải thêm.
Ông Tường hỏi:
- Vậy phải thêm bao nhiêu?
Anh bác sĩ nói:
- Khoảng mười lăm nghìn đôla nữa.
Ông Tường choáng váng và nghĩ lấy đâu ra mười lăm nghìn đôla bây giờ, nhưng ông vẫn quyết luôn:
- Vâng, các anh đặt luôn cho nhà tôi.
Ông Tường chạy về nhà, trong lúc phiên tòa vẫn xét xử. Ông nhặt nhạnh tất cả mọi thứ và gọi hai người em ruột đến.
Ông nói:
- Sao tình hình nhà tôi bây giờ lại lụn bại như thế này. Thằng Quân thì ở tù, con Linh thì đang đứng ở tòa, bà ấy bây giờ bị tắc động mạnh vành. Tai họa ập xuống thế này, chẳng biết nhà tôi có chịu nổi không.
Ông Tưởng - là em ông Tường hỏi:
- Thế bác sĩ định điều trị cho chị như thế nào?
Ông Tường nói:
- Họ bảo phải đặt ống stent và hết mười lăm ngàn đôla. Nhà tôi bây giờ căng quá. Không lấy đâu ra số tiền đấy.
Người em thứ ba của ông Tường là ông Thưởng nói:
- Mười lăm nghìn đô à? Em có quyển sổ tiết kiệm bốn trăm triệu. Chưa đến hạn đâu nhưng thôi, để em về rút ra cho anh.
Ông Tưởng nói:
- Thế à? Nhưng thôi đừng rút. Rút sớm thì lại không có lãi. Mười lăm nghìn đô ấy anh cứ để em. Em về lấy tiền cho anh luôn bây giờ.
Ông Tường áy náy:
- Cảm ơn hai chú quá. Kinh tế nhà tôi bây giờ quá khó khăn.
Ông Tưởng nói:
- Lúc này anh cứ nói lằng nhằng thế làm gì. Bây giờ cứu người đã, chuyện tiền nong tính sau. Em đã nói rồi, từ trước đến nay thì em không cho anh em trong nhà vay. Đây là em có, em giúp anh chị. Anh không phải băn khoăn chuyện ấy nhé.
(Xem tiếp kỳ sau)