Trường ĐH Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM vừa cảnh báo học vụ 2.135 sinh viên, trong đó 257 em bị đuổi học
Đây là thông báo kết quả xét và xử lý học vụ học kỳ 2 năm học 2016-2017 vừa được nhà trường công bố. Theo đó, có 2.135 sinh viên bị cảnh báo học vụ. Trong số này nhà trường buộc thôi học 257 sinh viên.
Những sinh viên bị cảnh báo học vụ đều có điểm trung bình tích lũy dưới 2,5 điểm. 257 sinh viên buộc thôi học bị 3 lần cảnh báo học vụ trở lên hoặc hai lần bị cảnh báo học vụ liên liên tiếp.
Theo quy định của nhà trường, sinh viên tự ý bỏ học ở mỗi học kỳ sẽ bị nhận hình thức xử lý cảnh báo học vụ. Sinh viên bị cảnh báo học vụ phải có kế hoạch học tập nghiêm túc, phải ưu tiên học cải thiện trả nợ các học phần chưa đạt.
Đầu năm 2018, hơn 2.000 sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM bị cảnh báo học vụ |
Trao đổi với VietNamNet, ông Đồng Văn Hướng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết đây là điều trường không mong muốn vì hiện nay việc tuyển sinh rất khó khăn. Nhưng theo Quy chế đào tạo, hết học kỳ trường phải xem xét học vụ. Nguyên nhân khiến nhiều sinh viên bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học là do ý thức học tập chưa cao.
"Đây không phải năm đầu tiên Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM có nhiều sinh viên bị cảnh cáo học vụ. Khi chúng tôi chuyển sang dạy học tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có tính tự giác học tập, nhưng nhiều em chưa ý thức được điều này. Về phía nhà trường, tuy đã làm nhiều cách để giảm tối đa việc cảnh báo học vụ và buộc thôi học nhưng vẫn chưa hiệu quả do sinh viên không nỗ lực học tập.
Cụ thể, khi cảnh báo lần thứ nhất trường đã có biện pháp gửi thư về gia đình để thông báo. Tới cảnh báo lần 2, hệ thống quản lý đào tạo của trường sẽ không cho sinh viên đăng ký nhiều tín chỉ để gỡ lại điểm. Mặt khác, trường cũng vận động gia đình cho sinh viên học bổ sung vào hè. Lần cảnh báo học vụ nào trường cũng thông báo lên website nhưng việc giảm thiểu vẫn chưa hiệu quả" - ông Hướng cho biết.
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết mục tiêu của trường là muốn sinh viên phải tự giác học nhưng các em không làm được điều này. Vì vậy, trường sẽ phải dùng biện pháp để "gò". Cụ thể, dù học tín chỉ nhưng trường sẽ áp dụng cách như 5-10 năm trước là điểm danh sĩ số. "Đây là giải pháp hữu hiệu để sinh viên tới trường học tập nếu không tự giác học" - ông Hướng nói.
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi hoc: Vào đại học để chơi?!
Chọn sai ngành học, tư duy lệch lạc rằng vào ĐH để chơi.... là lý do khiến hàng nghìn sinh viên bị buộc phải "ra ... |
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Vì đâu nên nỗi?
Tư tưởng “học đại học như đi chơi”, “ngồi nhầm lớp”, chương trình giáo dục đại học chưa hấp dẫn… đã khiến hàng ngàn sinh ... |