Hệ thống 700 triệu camera giám sát khắp hang cùng ngõ hẻm của Trung Quốc

Không chỉ dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, Trung Quốc lắp đặt mạng lưới camera giám sát khổng lồ để giám sát người đi đường.

Từ năm 2015 - 2020, Trung Quốc bao phủ hàng loạt thành phố bằng camera giám sát trong chiến dịch được họ mô tả là "đôi mắt sắc bén" và làm cả điều tương tự ở nhiều vùng nông thôn. Sự phát triển và áp dụng phần mềm "một người, một hồ sơ" cũng bắt đầu vào cùng một thời điểm.

Đáng chú ý, hệ thống camera nhận diện khuôn mặt được lắp đặt dày đặc tại ngã tư, giao lộ. Mỗi tương tác, mỗi bước di chuyển hay giao dịch cá nhân đều có thể bị thu thập và tổng hợp thành hồ sơ dữ liệu chi tiết.

Trung Quốc lắp đặt camera khắp mọi nơi.

Trung Quốc lắp đặt camera khắp mọi nơi.

Hơn 700 triệu camera an ninh

Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng camera giám sát với con số áp đảo so với bất kỳ quốc gia nào khác. Hệ thống này chiếm gần một nửa tổng số camera giám sát toàn cầu, tạo nên mạng lưới theo dõi quy mô lớn chưa từng có.

Theo thống kê từ Comparitech và Statista, có khoảng 1 tỷ camera giám sát trên toàn thế giới kể từ năm 2021 trở đi. Trong đó, có 700 triệu camera nằm ở Trung Quốc và thuộc dự án SkyNet do chính quyền Trung Quốc điều hành.

Dựa trên dân số 1,42 tỷ người (theo ước tính mới nhất của Liên hợp quốc), cứ 1.000 người dân Trung Quốc thì có 494 camera. Tức là gần một camera sẽ giám sát hai người.

Tuy nhiên, thực tế số lượng camera trung bình trên 1.000 người ở tất cả thành phố của Trung Quốc đã tăng lên kể từ lần cập nhật gần nhất của Comparitech. Trước đây, Comparitech đo được trung bình 4,31 camera trên 1.000 người. Trong khi con số hiện nay tăng lên 5,82 camera trên 1.000 người.

Năm 2019, tờ The Guardian đưa tin thành phố Thượng Hải ở phía tây nam Trung Quốc là thành phố được giám sát chặt chẽ nhất thế giới với 2,6 triệu camera.

Hệ thống giám sát của thành phố được phép quét đặc điểm khuôn mặt người dân trên đường phố từ khung hình video theo thời gian thực, tạo ra bản đồ ảo về khuôn mặt. Sau đó, nó có thể đối chiếu thông tin này với chi tiết trong cơ sở dữ liệu của cảnh sát.

Chính phủ Trung Quốc cũng thử nghiệm sử dụng camera giám sát, nhận dạng khuôn mặt và kính thông minh để đánh giá điểm tín dụng xã hội của mỗi công dân và đôi khi có thể dẫn đến hình phạt.

Điểm số có thể thay đổi dựa trên hành vi, chẳng hạn như việc một cá nhân băng qua đường sai luật hay mua quá nhiều trò chơi điện tử. Với hàng triệu camera giám sát của Trung Quốc, chính phủ có thể ghi hình những người đi bộ sai luật tại các ngã tư trong thành phố, tập trung vào khuôn mặt của họ và sau đó xử lý họ trên màn hình video công cộng.

 

Nếu điểm cá nhân trên “hệ thống tín dụng xã hội” quá thấp, công dân Trung Quốc có thể bị cấm mua vé máy bay, thuê nhà, truy cập internet tốc độ cao hoặc vay vốn.

Nhiều thành phố cũng đang tiến hành bổ sung thêm camera giám sát riêng vào mạng lưới cảnh sát như một phần của sáng kiến phòng chống tội phạm. Trong một số trường hợp, camera được phép lập bản đồ để cảnh sát có thể xác định vị trí camera an ninh và yêu cầu cung cấp hình ảnh phù hợp.

Trong những trường hợp khác, cảnh sát được cấp quyền truy cập trực tiếp vào nguồn cấp dữ liệu từ những camera này.

Công cụ hỗ trợ cảnh sát

U Rui, cảnh sát ở Trùng Khánh, đang làm nhiệm vụ vào mùa hè thì nhận được cảnh báo từ hệ thống nhận dạng khuôn mặt tại quảng trường địa phương. Hệ thống cho anh biết khả năng cao người đàn ông bị camera ghi hình là nghi phạm trong một vụ án mạng năm 2002.

Camera an ninh dựng hình 3D tại một sân bay.

Camera an ninh dựng hình 3D tại một sân bay.

Hệ thống giám sát của thành phố sẽ quét đặc điểm khuôn mặt của người dân trên đường phố từ khung hình video theo thời gian thực, tạo ra bản đồ ảo về khuôn mặt. Sau đó, nó có thể đối chiếu thông tin này với khuôn mặt được quét của nghi phạm trong cơ sở dữ liệu của cảnh sát.

Nếu có sự trùng khớp vượt quá ngưỡng được thiết lập trước, thường là 60% hoặc cao hơn, hệ thống ngay lập tức thông báo cho cảnh sát. Đối với vụ án nói trên, 3 ngày sau cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm và cuối cùng anh ta thừa nhận hành vi của mình.

Những trường hợp như thế này không phải hiếm ở thành phố phía tây nam Trung Quốc. Thành phố này từng xếp hạng nhất trong một phân tích về thành phố có nhiều camera nhất thế giới do Comparitech thực hiện. Với 2,58 triệu camera giám sát 15,35 triệu người, tức là cứ 6 người dân thì có một camera - Trùng Khánh có số lượng camera giám sát nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới tính theo dân số, thậm chí còn vượt qua cả Bắc Kinh, Thượng Hải và trung tâm công nghệ Thâm Quyến.

Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình cảnh báo việc giám sát camera rộng rãi như vậy vi phạm quyền riêng tư được quốc tế bảo đảm. Để đáp ứng tiêu chuẩn quyền riêng tư, việc thu thập và sử dụng dữ liệu sinh trắc học nên được giới hạn ở những người bị phát hiện có liên quan đến hành vi sai trái, chứ không phải những nhóm dân số rộng lớn không có mối liên hệ cụ thể nào với tội phạm.

Cùng với đó, cá nhân nên có quyền được biết chính phủ đang nắm giữ dữ liệu sinh trắc học nào về họ. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt tự động của Trung Quốc đang vi phạm tiêu chuẩn đó.

Nhà nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc Maya Wang cho biết: "Những gì chúng ta đang chứng kiến là cuộc chạy đua đến mức tối đa về quyền riêng tư giữa các cơ quan cảnh sát ở Trung Quốc, khi mỗi cơ quan đều tuyên bố mình là tốt nhất và sáng tạo nhất trong việc thực hiện giám sát hàng loạt và kiểm soát xã hội".

Nhiều thành phố khác cũng không kém cạnh quá xa so với hệ thống giám sát hàng loạt của Trung Quốc. Vào mùa hè, Cơ quan Giao thông Vận tải London (TfL) sử dụng hơn 260 trạm phát wifi để thu thập địa chỉ kiểm soát truy cập phương tiện duy nhất trên điện thoại thông minh của người dùng, một yêu cầu được gửi khi thiết bị đang tìm kiếm kết nối wifi, nhằm theo dõi chính xác hành trình di chuyển của họ.

https://vtcnews.vn/he-thong-700-trieu-camera-giam-sat-khap-hang-cung-ngo-hem-cua-trung-quoc-ar955014.html

Kông Anh(Nguồn: Tổng hợp) / VTC News