Hé lộ lần Liên Xô ném quả bom nhiệt hạch lớn nhất lịch sử

Chiếc dù để đỡ trọng lượng trái bom khiến Liên Xô phải dùng hết toàn bộ sản lượng nilon trong năm 1961.

he lo lan lien xo nem qua bom nhiet hach lon nhat lich su
Quả bom Big Ivan nặng tới 27 tấn.

Ngày 10.7.1961, Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev triệu tập những nhà khoa học hạt nhân hàng đầu nước này và yêu cầu họ tiếp tục thử hạt nhân. Sau khi gặp gỡ Tổng thống Mỹ Kennedy tại một hội nghị thượng đỉnh tại Vienna (Áo), ông Khrushchev thấy rằng “cần phải cho Mỹ thấy được Liên Xô có thể làm được gì”.

Trong hai năm, Mỹ và Anh ngừng mọi hoạt động thử nghiệm hạt nhân theo thỏa thuận đã ký thì các nhà khoa học Liên Xô, bao gồm cả Andrei Sakharov, tích cực phát triển và thiết kế vũ khí mới. Ông Sakharov được xem là “cha đẻ của bom nhiệt hạch Liên Xô”. Mục tiêu của Liên Xô là tạo ra kết quả khả quan trong thời gian rất ngắn. Ông Khrushchev muốn phương Tây phải choáng váng vì sức mạnh quân sự Liên Xô.

Ông Khrushchev yêu cầu trong vòng 4 tháng, các nhà khoa học Liên Xô phải chế tạo ra một quả bom nhiệt hạch 100 megaton. Để đạt được sức công phá 100 megaton, các nhà khoa học Liên Xô kết nối 8 quả bom nhiệt hạch con thành một chùm. Một số chuyên gia quân sự gọi đây là “bom Sa hoàng” vì kích thước của nó.

Quả bom mang tên Big Ivan này dài tới 6,5 mét, chu vi 2,1 mét và nặng 27 tấn. Quy trình thiết kế, lắp ráp được thực hiện trong một phân xưởng nhỏ. Sau khi kết thúc, đầu máy xe lửa kéo quả bom ra bãi thử để đặt lên máy bay ném bom Typolev Tu-95N.

he lo lan lien xo nem qua bom nhiet hach lon nhat lich su
Đây là quả bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử thế giới.

Oanh tạc cơ Tu-95N sử dụng cánh quạt thực ra vẫn còn nhỏ so với trái bom Big Ivan. Rất nhiều thiết bị trong khoang máy bay được tháo bớt để chứa vừa quả bom “hàng khủng”. Nhằm đảm bảo an toàn cho máy bay khi quả bom phát nổ, quả bom phải được thả thật chậm trong 188 giây. Do đó, Big Ivan được gắn lên một chiếc dù cỡ lớn. Tờ National Interest cho biết để làm chiếc dù này, Liên Xô đã phải sử dụng hầu như toàn bộ sản lượng nilon trong năm 1961.

Ngày 30.10.1961, dưới sự giám sát của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Nikolai Pavlov và một số khách mời từ cự li hơn 600 dặm, chiếc Tu-95N cất cánh, bay về phía khu vực Novaya Zemlya ở Bắc Cực.

Khi máy bay tới vùng thử nghiệm thuộc vịnh Mityushikha, thiếu tá Andrei Durnovtev và đồng đội kiểm tra thông số rồi đeo kính mắt. Đúng 11.32 phút sáng giờ Moscow, chiếc oanh tạc cơ thả quả bom 27 tấn. Quả bom nổ ở độ cao 4.000 mét và quả cầu lửa trải dài xuống tận mặt đất. Các máy đo ghi nhận động đất 5 độ Richter ở khu vực thử nghiệm. Cửa sổ các ngôi nhà cách đó 600 km cũng bị vỡ nát.

Vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch có thể theo dõi từ khoảng cách hơn 800 km và sức nóng có thể cảm nhận được từ hơn 300 km. Sóng điện từ khiến toàn bộ thiết bị liên lạc bị vô hiệu hóa trong một giờ đồng hồ. Đám mây hình nấm cao 32 km.

he lo lan lien xo nem qua bom nhiet hach lon nhat lich su
Máy bay Tu-95N quá nhỏ bé so với quả bom Big Ivan.

Mỹ đánh giá quả bom Big Ivan của Nga tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT và là kỉ lục thế giới lúc bấy giờ. Một điều may mắn là nhà khoa học Andrei Sakharov chỉ sử dụng sắt thay vì các thanh uranium trong trái bom này. Điều này khiến quả bom nhẹ đi nhiều và không có phóng xạ phát tán ra bên ngoài. Nhiều nhà khoa học đồng tình, đây là “quả bom hạt nhân sạch nhất từng được thử nghiệm”.

National Interest cũng cho biết, quả bom được cắt giảm xuống còn 57 megaton vào những ngày cuối cùng nên sức công phá của nó không đến mức hủy diệt mạnh như tính toán ban đầu. Dù vậy, Big Ivan cũng đủ đi vào lịch sử là quả bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử từng thử nghiệm.

http://danviet.vn/the-gioi/he-lo-lan-lien-xo-nem-qua-bom-nhiet-hach-lon-nhat-lich-su-805992.html

/ Dân Việt