Hé lộ cuộc sống của "công chúa Huawei" đang bị quản thúc ở Canada

Cuộc sống của “công chúa Huawei” Meng Wanzhou sau khi được bảo lãnh tại Canada với khoản tiền hơn 7 triệu USD và giám sát bởi một công ty an ninh tư nhân hiện đang là chủ đề được truyền thông quan tâm, giữa bối cảnh căng thẳng Trung Quốc-Canada lên cao trào mới.

Theo bài báo được Straits Times đăng tải ngày 18/1, với thiết bị GPS gắn ở chân, bà Meng Wanzhou con gái nhà sáng lập tập đoàn Huawei bước ra từ căn nhà trị giá 4,3 triệu USD và nhanh chóng lên một chiếc SUV màu đen có tài xế.

Rồi bà rời đi, gần như hoàn toàn thoải mái đến các cửa hàng và nhà hàng trong vòng 100 dặm vuông (khoảng 258 km vuông) của thành phố Vancouver, Canada cho đến giờ giới nghiêm 23h.

he lo cuoc song cua cong chua huawei dang bi quan thuc o canada

Cựu Giám đốc tài chính kiêm Phó Chủ tịch Huawei Technologies, Meng Wanzhou, rời khỏi nhà khi được tại ngoại tại Vancouver, vào ngày 10/1/2019. (Ảnh: Bloomberg)

Đó là một ngày bình thường tại nhà của bà Meng. Theo Bloomberg, đây là một cuộc sống khá thoải mái đối với một người đang bị quản thúc và đang ở trung tâm của “một trò chơi quyền lực phức tạp”.

Bà Meng bị Canada bắt giữ ngày 1/12/2018 tại Vancouver, Canada theo yêu cầu của Mỹ. Washington muốn dẫn độ bà với cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

Sự việc châm ngòi cho loạt mâu thuẫn ngoại giao Canada-Trung Quốc chưa từng có tiền lệ.

Không ai dự đoán được tình hình của bà Meng sắp tới sẽ diễn biến thế nào, nhưng bà đã trở thành tâm điểm gây tò mò trong thành phố Vancouver nơi gia đình bà sở hữu hai căn nhà bà vẫn thường đến khi không điều hành công việc tài chính ở Huawei. Khách du lịch ghé thăm chụp ảnh bên ngoài ngôi nhà nơi bà Meng ở cùng chồng và con gái, gần một công viên nhìn ra Thái Bình Dương.

Một số nhà quan sát cho rằng, sự “thoải mái” của bà Meng sau khi được bảo lãnh là khá bất thường, vì thông thường các hoạt động di chuyển và giao tiếp của bị cáo sẽ bị hạn chế.

Điều kiện tạm giữ tại nhà của bà Meng hoàn toàn trái ngược với một lãnh đạo doanh nghiệp khác – cựu chủ tịch Nissan Motor Carlos Ghosn – người bị bắt giữ tại trung tâm giam giữ Tokyo, tuần trước vừa ra tòa với dép nhựa và tay mang còng cùng một sợi dây quanh thắt lưng.

Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Canada vẫn phản đối cách bà Mạch đang bị đối xử. Ông Lu Shaye nói bà Meng vô tội và vụ việc có động cơ chính trị.

Mỹ phải chuyển yêu cầu dẫn độ chính thức tới Canada vào cuối tháng 1/2019. Họ chưa đưa ra yêu cầu này, một phát ngôn viên của bộ tư pháp Canada nói ngày 17/1.

Ngày ra tòa tiếp theo của bà Meng được ấn định vào tháng 2/2019.

Về phần mình, bà Mạch từng nói với luật sư dự định về những gì sẽ làm nếu được thả. “Mục tiêu duy nhất của tôi là dành thời gian với chồng và con gái, tôi đã không đọc cuốn tiểu thuyết nào trong nhiều năm rồi.”

he lo cuoc song cua cong chua huawei dang bi quan thuc o canada Tiết lộ bằng chứng quan trọng trong vụ "công chúa Huawei"

Hồ sơ công ty và các tài liệu khác cho thấy Huawei, nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới, có ...

he lo cuoc song cua cong chua huawei dang bi quan thuc o canada Bóng ma chiến tranh thương mại nhìn từ vụ ‘công chúa Huawei’

Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt cho thấy rõ chiến thuật gia tăng sức ép của Mỹ lên Trung Quốc, nhằm giành thế thượng phong ...

he lo cuoc song cua cong chua huawei dang bi quan thuc o canada Canada mắc kẹt giữa hai siêu cường trong vụ "công chúa Huawei"

Mặc dù việc bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu được nhà chức trách Canada thực hiện theo đề xuất của phía Mỹ, nhưng họ ...