Hàng trăm hộ dân lo lắng vì giá đền bù giải phóng mặt bằng

Nhiều hộ dân tại phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng trước việc công trình tài sản của họ trong diện phải giải phóng mặt bằng nhưng giá đền bù lại quá thấp.

hang tram ho dan lo lang vi gia den bu giai phong mat bang
Khu vực giải phóng mặt bằng qua phường Xuân Đỉnh hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Ảnh Trần Vương

Nhiều hộ dân tại phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng trước việc công trình tài sản của họ trong diện phải giải phóng mặt bằng nhưng giá đền bù lại quá thấp.

Đền bù 1m2 chưa đầy 2 triệu đồng

Phản ánh tới báo Lao Động, gần 200 hộ dân tại phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết những hộ gia đình ở đây thuộc diện phải giải phóng mặt bằng (GPMB) để phục vụ dự án mở rộng đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo lắng đó là mức giá bồi thường, hỗ trợ người dân khi chính quyền địa phương tiến hành thu hồi đất quá thấp. Do vậy, việc này hiện nay vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của hàng trăm hộ dân.

Ông Nguyễn Văn Diện (SN 1950, tổ Tân Xuân 5, phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm) cho biết: Từ những năm 1990, huyện Từ Liêm cho quyết định những khu đất không sản xuất được mở chợ, xây ki ốt cho bà con thuê, thu tiền 1 lần. Sau khi xây chợ nhưng chợ không hoạt động, bà con kiếm nghề lao động tự do, bám trụ đồng thời sửa chữa lại sử dụng phần đất lưu không.

hang tram ho dan lo lang vi gia den bu giai phong mat bang
Nhiều hộ dân cho rằng họ sinh sống ổn định từ trước năm 1993 nhưng mức đền bù hiện nay quá thấp. Ảnh Trần Vương

“Từ đó đến nay, chúng tôi đã cải tạo để ăn ở ổn định cho tới bây giờ (thời điểm cải tạo và sinh sống ổn định trước năm 1993). Nhưng bây giờ khi thực hiện dự án, phương án đền bù, định giá đất và tài sản trên đất quá thấp, có chỗ đền bù 1m2 chưa đầy 2 triệu đồng. Có những gia đình đã sinh sống cả 3 thế hệ nhưng chỉ được đền bù hơn 100 triệu đồng thì chúng tôi sẽ sinh sống ở đâu?” – ông Diện phân trần.

Còn ông Bùi Ngọc Hợi (SN 1949, tổ Tân Xuân 5, phường Xuân Đỉnh) thắc mắc: Các thửa đất, ki-ốt tại dọc đường Phạm Văn Đồng là đất đã được chuyển đổi chứ không phải đất nông nghiệp. Do đó cần phải xác định rõ lại phần đền bù cho thỏa đáng. Mặt khác, về phần công trình xây dựng, tài sản trên đất được giữ nguyên hiện trạng từ đầu (từ năm 1990) tới bây giờ mà chỉ đền bù có 10%. Điều này là rất bất hợp lý.

Cùng một dải đất, mức đền bù khác nhau

Ông Hợi bức xúc: “Chúng tôi cũng không hiểu vì sao chính quyền địa phương lại chia 1 công trình ra thành nhiều loại đất, thời điểm khác nhau để chia các mức bồi thường GPMB. Hơn nữa có loại đất mức giá bồi thường là 0 đồng. Việc đền bù như vậy khiến cho chúng tôi vào thế mất đất, mất nhà và khó có khả năng chuyển đổi nơi ở được”.

Cũng bày tỏ những thắc mắc liên quan đến việc thực hiện dự án này, ông Lã Mạnh Đồng (SN 1959, phường Xuân Đỉnh) nêu ý kiến: Hiện có gần 200 hộ dân ở đây chưa đồng thuận với phương án bồi thường mà quận đưa ra.

hang tram ho dan lo lang vi gia den bu giai phong mat bang
Hiện còn gần 200 hộ chưa đồng ý với phương án đền bù. Ảnh Trần Vương

Ông Đồng cho biết thêm: "Một điểm vô lý khác nữa đó là cùng là dãy đường, cùng nguồn gốc đất, trước đây cùng là những ki-ốt thuê ở giai đoạn những năm 1990 khu vực đường Phạm Văn Đồng nhưng dự án đường Đại học Mỏ ra đường Phạm Văn Đồng lại được đền bù tài sản trên đất là 80%, đền bù theo hiện trạng đất là 50%. Trong khi đó, dự án này lại đền bù lại rất thấp dù cả 2 dự án đều do quận Bắc Từ Liêm quản lý. Việc này rất vô lý và cần được xem xét lại"

Theo tài liệu PV Lao Động có được, ngày 30.12.2018, UBND phường Xuân Đỉnh đã có buổi làm việc với các hộ dân tại đây. Ông Nguyễn Văn Cương – Nguyên Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh xác nhận: Năm 1995, UBND xã kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của các hộ và cho phép sử dụng thêm phần diện tích phía sau. Đề nghị Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư (BTHT&TĐC) dự án xem xét lại các quyết định thu hồi về nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất cho các hộ.

Về việc này, đại diện UBND phường Xuân Đỉnh cũng cho hay: Về phần diện tích đang biến động so với diện tích ki-ốt mà nhân dân đang có ý kiến là sử dụng trước ngày 15.10.1993, UBND phường sẽ tiếp thu, báo cáo hội đồng BTHT&TĐC.

Trao đổi với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Nắng Mai - Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho hay: Các phương án đền bù GPMB đối với các hộ dân tại đây là đúng theo các quy định của pháp luật.

hang tram ho dan lo lang vi gia den bu giai phong mat bang Đề xuất mất bằng lái xe phải thi lại: Không quản được, đẩy khó cho dân !

Đề xuất của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể về việc những người mất bằng lái xe sẽ phải thi lại toàn bộ đang tạo ra ...

hang tram ho dan lo lang vi gia den bu giai phong mat bang "Mất bằng lái phải thi lại": Đẩy khó cho dân

Nhiều chuyên gia pháp luật và giao thông cho rằng nếu mất bằng lái phải thi lại sẽ là quy định không công bằng với ...

/ https://laodong.vn