Liên quan đến những phản ánh về sai phạm đất đai trên địa bàn xã Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội), lãnh đạo xã thừa nhận tình trạng lấn chiếm đất công trên địa bàn. Chủ tịch xã Hữu Hòa cũng cho biết, ông từng bị đe dọa khi cố gắng giải quyết sai phạm đất đai.
Chủ tịch xã bị đe dọa khi giải quyết sai phạm đất đai
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về tình trạng sai phạm, lấn chiếm đất đai trên địa bàn, ông Tưởng Văn Chúc - Chủ tịch UBND xã Hữu Hòa thừa nhận tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm và chưa thể giải quyết dứt điểm.
"Tôi cũng bức xúc chứ không phải không. Không phải riêng ở nhà văn hóa thôn Hữu Từ, mà còn nhiều những điểm khác bị lấn chiếm từ nhiều thế hệ.".
Đại diện UBND xã Hữu Hòa thừa nhận còn nhiều bất cập về sai phạm đất đai trên địa bàn. Ảnh: Phan Anh |
Bên cạnh đó, ông Chúc cho biết nhiều lần bị đe dọa khi giải quyết vi phạm và vì "sức có hạn nên không giải quyết đồng bộ được":
"Làm cán bộ xã này khổ lắm, xã bị đình chỉ chủ tịch rất nhiều khóa về vi phạm đất đai. Ngày đầu tiên tôi lên là thực hiện giải quyết vụ lấn chiếm gần 2.000 m2 đất từ năm 2011. Khi làm, những người vi phạm thuê người quây tôi.
Tôi thậm chí phải thay quần áo rồi được đưa vào ôtô đưa về nhà, nhà thì bị đổ chất lạ, đe dọa gia đình. Tôi choáng phải báo về huyện cử công an xuống. Trường hợp sai phạm đó phải cưỡng chế mất 2 năm", ông Chúc chia sẻ thêm.
"Sai nhưng vẫn được hợp thức"
Nói về phương án giải quyết đối với phản ánh đất đai tại nhà văn hóa thôn Hữu Từ và UBND xã Hữu Hòa, chủ tịch UBND xã Hữu Hòa cho biết, vì xã đuối lý nên có thể phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những hộ này.
Theo ông Chúc, ngay từ việc thanh lý đất do thôn, xóm, xã là không đúng thẩm quyền theo quy định luật đất đai; khi không đúng thẩm quyền thì phải thu hồi.
Ông Chúc đặt câu hỏi: “Nếu thu hồi thì tiền phải giải quyết như thế nào, tiền đã nộp từ những năm 1990 rồi. Cán bộ làm sai thì kỷ luật, truy tố thậm chí đi tù nhưng tiền giải quyết rất khó?".
Đất trụ sở ở UBND xã Hữu Hoà cũng bị lấn chiếm. Ảnh: Phan Anh |
Vì vậy theo ông Chúc, "đã thanh lý không đúng thẩm quyền, kiểm điểm kỷ luật cán bộ nhưng đất vẫn phải thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc bán đất là sai nhưng vẫn được hợp thức".
Chủ tịch xã Hữu Hòa cho biết, nhiều người đang đánh đổi khi tranh luận với xã: "
10 triệu/m2 chuyển đổi mục đích sử dụng đất, 100m2 là 1 tỉ rồi. Tuy nhiên giá đất ở đây lúc này là đắt vô cùng. Đất ở 1m2 có giấy chứng nhận rơi vào khoảng 60 triệu đồng/m2, thậm chí lên đến 70 triệu đồng/m2, vậy là lãi đến hàng mấy chục triệu đồng/m2".
Trước đó, Báo Lao Động nhận được phản ánh trên địa bàn thôn Hữu Từ, có nhiều công trình không phép, lấn chiếm đất công, tồn tại gần chục năm nay nhưng chính quyền không hề xử lý.
Theo phản ánh, đến nay UBND xã Hữu Hoà vẫn chưa bàn giao nhà văn hoá cho nhân dân đi vào sử dụng. Do chưa bàn giao cho thôn, đất của nhà văn hoá không quản lý được đã để những gia đình liền kề xây dựng, lấn chiếm một phần diện tích, dẫn đến lấp cảnh quan nhà văn hoá từ nhiều năm qua. Ngoài ra, người dân cũng phản ánh đất của UBND xã Hữu Hòa cũng bị lấn chiếm từ nhiều năm nay.
Trước đó, Báo Lao Động nhận được phản ánh trên địa bàn thôn Hữu Từ, có nhiều công trình không phép, lấn chiếm đất công, tồn tại gần chục năm nay nhưng chính quyền không hề xử lý.
Theo phản ánh, đến nay UBND xã Hữu Hoà vẫn chưa bàn giao nhà văn hoá cho nhân dân đi vào sử dụng. Do chưa bàn giao cho thôn, đất của nhà văn hoá không quản lý được đã để những gia đình liền kề xây dựng, lấn chiếm một phần diện tích, dẫn đến lấp cảnh quan nhà văn hoá từ nhiều năm qua. Ngoài ra, người dân cũng phản ánh đất của UBND xã Hữu Hòa cũng bị lấn chiếm từ nhiều năm nay.
Phan Anh - Ngô Cường
Cận cảnh 8.000 m2 "đất vàng" sắp bị thu hồi tại Hà Nội
Khoảng 8.000 m2 "đất vàng" mặt đường Phạm Hùng, Dương Đình Nghệ (quận Nam Từ Liêm) đang cho thuê làm showroom ôtô trái quy định ... |
Hà Nội: Sắp giới thiệu Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc để xúc tiến đầu tư
Tại Hội nghị \'\'Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển\'\' sắp được tổ chức ngày 27.6 tới, Hà Nội sẽ giới thiệu ... |