Để bảo đảm an toàn cho hành khách di chuyển trên xe buýt khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã lên kế hoạch thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn, không để lây lan dịch bệnh Covid-19 ra cộng đồng trong t
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội Ngô Xuân Phú thông tin tại hội nghị
Chiều nay (28-7) tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ những tháng cuối năm.
Theo ông Ngô Xuân Phú – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội, nằm trong nhóm ngành nghề chịu tác động trực tiếp nhất của Covid-19, 6 tháng đầu năm 2020 hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã chịu ảnh hưởng nặng nề.
Cụ thể, trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng do tác động của dịch bệnh, sản lượng khách đi xe sụt giảm nghiêm trọng do hầu hết tất cả các trường học ở Hà Nội đóng cửa từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và người dân e ngại sử dụng phương tiện công cộng.
Để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, từ ngày 22/3/2020 đã cắt giảm 20% chuyến (trên 1.000 lượt/ngày), từ ngày 27/3/2020 cắt giảm 80% chuyến (trên 7.500 lượt/ngày) và từ ngày 28/3/2020 tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
Ngoài ra, chính sách miễn phí vé xe buýt đối với người cao tuổi cũng dẫn đến sản lượng hành khách mua vé giảm nhiều so với trước khi áp dụng chính sách. Điều này đã dẫn đến thực hiện thiếu hụt nghiêm trọng sản lượng chuyển lượt, hành khách, doanh thu các tuyển buýt của Tổng công ty so với kế hoạch đặt hàng và hồ sơ thầu. Tổng km vận hành thực tế ước đạt gần 37,7 triệu Km, bằng 82,8% kế hoạch.
Sản lượng khách vé lượt chỉ đạt khoảng 73% so với kế hoạch. Sản lượng tem vé tháng ước đạt gần 437,3 nghìn vé, băng 72,1%kế hoạch và bằng 58,9% so với cùng kì 2019. Bên cạnh đó, đến nay, toàn bộ khối lượng vận chuyển quý I – 2020 của 46 tuyến đặt hàng trước khi chuyển sang hình thức đấu thầu vẫn chưa có cơ chế đặt hàng, dẫn đến Tổng công ty chưa nhận được tạm ứng, thanh toán, đã ảnh hưởng lớn đến dòng tiền và kết quả sản xuất kinh doanh.
Các tuyến buýt không trợ giá số 86, 68 và City tour có sản lượng, doanh thu giảm sâu so với kế hoạch. Đến nay, mới có tuyến số 86 và 68 hoạt động trở lại với mức độ hoạt động bằng khoảng 40 - 50% so với thời điểm trước dịch. Riêng tuyến xe buýt du lịch 02 tầng vẫn chưa thể hoạt động trở lại do khách du lịch quốc tế vẫn chưa được nhập cảnh vào Việt Nam…
Đề cập đến nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Ngô Xuân Phú cho rằng, tình hình từ nay đến cuối năm và dự kiến các năm tới dự báo sẽ có nhiều khó khăn và thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy thoái.
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong 06 tháng cuối năm 2020 như: Bám sát diễn biến tình hình, chủ động nắm bắt thời cơ để tiếp tục khôi phục và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh bù đắp cho giai đoạn khó khăn, đảm bảo giữ ổn định về mọi mặt, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm và cả năm 2020 ở mức cao nhất, bảo toàn nguồn vốn Nhà nước và của Tổng công ty tại các đơn vị.
Tại hội nghị, đại diện Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã trả lời các câu hỏi của báo chí liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trở lại, Tổng công ty Vận tải Hà Nội có giải pháp nào để hạn chế lây lan bệnh trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng?
Trả lời, đại diện Transerco cho biết, để bảo đảm an toàn cho hành khách đi xe buýt khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại, Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của Tổng Công ty đã họp lên kế hoạch thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn, không để lây lan dịch bệnh Covid-19 ra cộng đồng trong thực hiện các hoạt động vận tải.
Cụ thể, Tổng công ty Vận tải đã yêu cầu lái, phụ xe thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với hành khách và thường xuyên rửa tay; trang bị chai dung dịch sát khuẩn tại cửa để hành khách lên, xuống xe rửa tay; vệ sinh sạch sẽ phương tiện sau mỗi chuyến xe, cuối ngày thực hiện tổng vệ sinh xe và khử khuẩn…
Đối với cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại đơn vị, Tổng Công ty đã rà soát, lập danh sách những người trở về từ vùng có dịch để giám sát, theo dõi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nơi nào tại TPHCM được giao tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc COVID-19?
Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vừa được UBND TPHCM yêu cầu ... |
Đón công dân Việt Nam mắc Covid-19 về nước: Tổ quốc là bến bờ!
Những người lao động nghèo ở miền Trung sẽ lại nhìn thấy Tổ quốc – nơi mà hơn lúc nào hết, họ mong được trở ... |