Đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có chiều dài hơn 5 km, điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh.
Sáng 22/4, TP Hà Nội khởi công Dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở. Dự án sẽ bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần dưới thấp từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng. Dự kiến, dự án được thực hiện trong 4 năm.
Đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có chiều dài hơn 5 km, điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh.
Phối cảnh dự án |
Phần dưới thấp dài trên 3 km, điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã Tư Vọng. Sau khi hoàn thành, tuyến đường Minh Khai sẽ được mở rộng từ 53,5 - 63,5m với 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, vỉa hè mỗi bên rộng 4 - 6m. Dải phân cách giữa rộng 4 m sẽ dùng làm nơi bố trí trụ đường Vành đai 2 trên cao.
Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Tổng vốn đầu tư là hơn 9.400 tỷ đồng, trong đó khoảng 4.000 tỷ chi cho giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng 3.000 tỷ và các chi phí khác.
Trước đó, trao đổi trên báo chí, chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng chia sẻ, sau nhiều năm chờ đợi, ông khá bất ngờ về tiến độ Dự án đường Vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở. “Chủ trương đầu tư đã có từ năm 2012, nhưng đến tận năm 2015 vẫn vướng mắc và chia nhỏ thành 2 tiểu dự án. Năm 2016, khi TP bắt đầu nghiên cứu sáp nhập 2 tiểu dự án vào làm một, đến nay mới chỉ chưa đầy 2 năm đã có thể khởi công được. Đó trước hết là kết quả từ sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo TP Hà Nội” - ông Thắng nhìn nhận.
Tiến sĩ Thạch Minh Quân (Đại học GTVT) phân tích, một trong những trở ngại lớn nhất của các công trình giao thông tại Hà Nội là vấn đề giải phóng mặt bằng. Nhưng tại dự án Vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, công tác giải phóng mặt bằng đã diễn ra khá êm thuận, người dân đồng tình ủng hộ với tỷ lệ rất cao. “Điều đó chứng tỏ chủ đầu tư đã thật sự lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, tìm ra những hướng giải quyết tích cực để người dân đồng thuận. Đây là thành công rất lớn giúp Dự án đẩy nhanh được tiến độ” – ông Quân đánh giá.
Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tiếp tục lùi tiến độ đến năm 2022 “Hiện nay, UBND thành phố đang trình Bộ KHĐT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thời gian thực hiện dự án” - ... |
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành vào tháng 10 Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để khai thác thương mại vào cuối năm. |