Hà Nội công bố "nước sông Đà có thể ăn uống"

Chiều 22/10, UBND TP Hà Nội thông báo nước sông Đà đã an toàn để ăn uống, tuy vậy thành phố tiếp tục cấp nước sạch bằng xe tec cho người có nhu cầu. 

 

Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội (người phát ngôn thành phố) Vũ Đăng Định cho biết, 69/69 mẫu nước lấy từ ngày 16-21/10 có chỉ tiêu Styren đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. Việc lấy mẫu để kiểm tra sẽ diễn ra đến hết tháng 10/2019.

Các mẫu nước được Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố phối hợp với các đơn vị chuyên môn trung ương lấy tại hộ dân trên địa bàn 8 quận, huyện có sử dụng nước của nhà máy sông Đà gồm: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai.

ha noi cong bo nuoc song da co the an uong
Ông Vũ Đăng Định - người phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.

Ông Định cũng cho biết, thành phố tiếp tục cấp nước miễn phí bằng xe téc và bình nước loại 20 lít đến người dân có nhu cầu, đồng thời đề nghị Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà cung miễn phí tiền nước đến hết ngày 31/10.

Trong thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tiếp tục lấy mẫu nước để xét nghiệm tại đầu nguồn, nhà máy, các bể chứa tăng áp của nhà máy, tại các vùng dân bị ảnh hưởng đến hết tháng 10. Hàng ngày, công bố công khai kết quả xét nghiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, thành phố yêu cầu bổ sung lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để thường xuyên đánh giá chất lượng nguồn nước đầu vào, đầu ra để kịp thời cảnh báo, khắc phục các sự cố trong tương lai.

UBND Thành phố cũng yêu cầu Công ty rà soát lại toàn bộ thiết kế của nhà máy, xây dựng khu chứa nước đầu vào riêng không sử dụng chung với hồ Đầm Bài như hiện nay.

Ngày 16/10, công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235, Bộ luật hình sự 2015. Một ngày sau, công an tạm giữ hai nghi phạm là Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám. Ngày 20/10, nghi phạm thứ ba là Lý Đình Vũ ra đầu thú.

Đại và Thám khai, ngày 6/10 hai người được Lý Đình Vũ thuê lái ôtô tải đi từ Bắc Ninh đến Công ty gạch Thanh Hà (Phú Thọ) lấy 10 m3 chất thải. Ngày 8/10, Đại, Thám và Vũ đưa chất thải lên đổ trộm ở khe núi xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình.

Số chất thải này đã chảy xuống suối Trâm, một trong ba nguồn nước chính của Nhà máy sản xuất nước sạch sông Đà. Nước sạch bị ô nhiễm gây ảnh hưởng cuộc sống của hơn 250.000 hộ, tương đương 18% số hộ dân Hà Nội.

ha noi cong bo nuoc song da co the an uong Phó bí thư Hòa Bình: Ngoài nhà máy nước sông Đà mùi khét như cao su cháy

Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Hoà Bình Trần Đăng Ninh nói, ông đứng bên ngoài nhà máy nước sạch sông Đà thì thấy ...

ha noi cong bo nuoc song da co the an uong Gần 9 tấn dầu thải đổ vào nguồn nước sông Đà

Lý Đình Vũ (37 tuổi, quê Bắc Ninh) thỏa thuận xử lý 9 tấn dầu thải của Công ty gốm sứ Thanh Hà, nhưng đã ...

ha noi cong bo nuoc song da co the an uong Chuyên gia phân tích hai giả thiết về nguồn thải "đầu độc" nước sông Đà

Ông Đỗ Minh Đức - nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần xử lý, tái chế chất thải công nghiệp Hòa Bình đã đưa ...

/ vnexpress.net