Hà Giang xếp "ghế" lãnh đạo thế nào khi hợp nhất?

Trưởng ban Tổ chức tỉnh uỷ Hà Giang cho biết, việc sắp xếp "ghế" cho các lãnh đạo khi hợp nhất một số cơ quan đến nay đã yên tâm, không có ý kiến thắc mắc.

Trả lời về việc hợp nhất một số cơ quan (Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ thành Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh; Thanh tra tỉnh với cơ quan UB Kiểm tra Tỉnh uỷ thành Cơ quan UB Kiểm tra - Thanh tra tỉnh), ông Nguyễn Trung Tài nhìn nhận khi thực hiện mô hình mới chắc chắn không tránh khỏi khó khăn.

ha giang xep ghe lanh dao the nao khi hop nhat

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hà Giang Nguyễn Trung Tài

Khó khăn lớn nhất là làm sao để thống nhất tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên tại các cơ quan hợp nhất và trong tập thể Ban Thường vụ, Ban chấp hành phải thống nhất cao. Quá trình thực hiện, tỉnh đã làm theo lộ trình từng bước rất chặt chẽ.

“Chúng tôi thảo luận trước TƯ 6 và xây dựng đề án, sau đó lấy ý kiến Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Qua đó tạo được sự đồng thuận các đồng chí trong cấp uỷ”, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh uỷ nói.

Ông cũng cho biết, có những ý kiến băn khoăn về cơ chế hoạt động, bố trí cán bộ như thế nào nhưng khi đưa ra thảo luận, với quyết tâm chính trị tạo nên sự thống nhất trong tập thể rất cao.

“Sáng 21/9, chúng tôi đưa ra hội nghị Ban chấp hành lần cuối và biểu quyết 100% đồng thuận với chủ trương hợp nhất các cơ quan này”, ông Tài thông tin.

Bộ ngành đồng thuận, tập thể thống nhất

Khi tỉnh xây dựng đề án hợp nhất, các cơ quan TƯ như Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ… có ý kiến như thế nào?

Chúng tôi có đề án tổng thể báo cáo Ban Tổ chức TƯ. Ban Tổ chức TƯ tổ chức 2 cuộc họp làm việc với Thường trực Tỉnh uỷ và có văn bản đồng ý để Hà Giang thí điểm hợp nhất các cơ quan này.

Chúng tôi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Tổ chức TƯ khi ấy cũng rất thận trọng, nếu trả lời 1 tỉnh thì sau này các tỉnh khác không thống nhất được.

Vì vậy, Ban Tổ chức TƯ đề nghị trình Bộ Chính trị cho chủ trương chung, chính là kết luận 34 vừa qua, đồng ý giao Ban thường vụ các tỉnh xem xét quyết định thí điểm.

Khi hợp nhất, đồng nghĩa với việc có 2 lãnh đạo nhưng chỉ còn 1 ghế. Vậy việc sắp xếp các lãnh đạo cấp trưởng, phó như thế nào?

Đối với lãnh đạo Ban Tổ chức - Sở Nội vụ khi hợp nhất còn 6 lãnh đạo. Trong đó tôi là uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ - Trưởng Ban, còn GĐ Sở Nội vụ là tỉnh uỷ viên giữ chức Phó trưởng Ban thường trực. Các phó ban khác giữ nguyên, trong đó, có một Phó Ban Tổ chức đã đến tuổi nghỉ hưu.

Tương tự, UB Kiểm tra tỉnh uỷ và Thanh tra tỉnh có 8 lãnh đạo. Khi sáp nhập, Ban Thường vụ thống nhất phân công ông Lê Quang Minh, Chủ nhiệm UB Kiểm tra giữ chức Chủ nhiệm Cơ quan UB Kiểm tra - Thanh tra. Còn ông Phạm Hồng Thu, Chánh Thanh tra sẽ giữ chức Phó chủ nhiệm thường trực.

Về lãnh đạo cấp trưởng, cơ bản đã thành lập ban lãnh đạo lâm thời và họp nhiều lần để làm sao thông tư tưởng và đến nay yên tâm, không có ý kiến thắc mắc.

Từ nay đến Đại hội Đảng, chúng tôi sẽ sắp xếp lại bộ máy để giữ khung cấp phó theo quy định của Ban Bí thư. Theo đó, tổng cấp phó các ban Đảng không quá 15 người, còn việc bố trí bao nhiêu cấp phó cho một ban là do Ban Thường vụ tỉnh uỷ quyết định.

Không có “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Khi hợp nhất, tỉnh giải quyết mối quan hệ giữa 2 vai Đảng và chính quyền ra sao để tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thồi còi", nhầm vai hay lạm quyền?

Ban Tổ chức - Nội vụ, Cơ quan UB Kiểm tra - Thanh tra là cơ quan tham mưu của cấp uỷ, đồng thời là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, tương đồng về chức năng nhiệm vụ không có gì vướng.

Bên nhà nước khi trực tiếp tham mưu cho tổ chức bộ máy, công tác cán bộ thì vẫn trình qua Ban Thường vụ tỉnh uỷ mới quyết định được.

Hiện Bộ Chính trị đã quyết định quản lý biên chế trong toàn hệ thống chính trị là do Bộ Chính trị và Ban thường vụ các cấp uỷ quản lý. Cho nên trong công tác tuyển dụng, quản lý cán bộ công chức hiện nay là thống nhất.

Trong quy chế làm việc sẽ có ít thay đổi, Ban Tổ chức - Nội vụ sẽ là cơ quan thực hiện các quy trình. Sau này thực hiện quy trình song lấy ý kiến Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chứ không phải Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình về Ban Thường vụ như trước nữa. Như vậy là giảm đi một khâu trung gian.

Trong mối quan hệ công việc giữa tổ chức và nội vụ không có gì “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà còn phát huy vai trò tham mưu rất tốt, kịp thời và xuyên suốt.

Trong quý 4, Hà Giang sẽ tiếp tục triển khai xây dựng đề án văn phòng cấp uỷ phục vụ chung để thực hiện từ đầu năm 2019. Đồng thời xây dựng các đề án về sáp nhập Sở GTVT với Sở Xây dựng; Sở TT&TT với Sở KH&CN…

Cấp huyện trong quý này sẽ thành lập Văn phòng phục vụ chung thí điểm ở huyện Vị Xuyên và hợp nhất cơ quan Kiểm tra - Thanh tra; Tổ chức - Nội vụ tại 3 huyện: Quản Bạ, Bắc Quang và Quang Bình.

ha giang xep ghe lanh dao the nao khi hop nhat \'Gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình gây bất bình cho xã hội\'

Trong báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018, thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương ...

ha giang xep ghe lanh dao the nao khi hop nhat Bộ Văn hóa đề nghị Hà Giang sớm cấp lại sổ đỏ dinh Vua Mèo

Thứ trưởng Văn hóa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Hà Giang tiếp tục xử lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ...

ha giang xep ghe lanh dao the nao khi hop nhat Hà Giang sẽ thu hồi sổ đỏ dinh Vua Mèo cấp sai quy định

Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận việc cấp sổ đỏ dinh Vua Mèo cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng Văn là sai ...

ha giang xep ghe lanh dao the nao khi hop nhat Cấp "sổ đỏ" dinh thự Vua Mèo: Tỉnh Hà Giang "hô biến" quyền quản lý thành quyền sở hữu di tích

UBND tỉnh Hà Giang đã “hiểu nhầm” và “hô biến” quyền “quản lý di tích” của mình thành “quyền sở hữu, sử dụng di tích” ...

/ http://vietnamnet.vn