Giáo viên Hà Nội: "Cách thi vào lớp 10 mới khiến cả học sinh và giáo viên bỡ ngỡ"

Sau khi Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ký và công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020, nhiều thầy cô giáo cho rằng, cách thi mới khiến cả học sinh và giáo viên đều bỡ ngỡ.

Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội có 4 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư (được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Điểm xét tuyển vào lớp 10 là tổng điểm các bài thi, trong đó bài thi môn Toán và Ngữ văn nhân hệ số hai, và điểm cộng thêm (nếu có).

Trả lời PV VTC News, thầy Tạ Quang Oánh, giáo viên luyện thi môn Toán tại quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: "Điểm mới này làm phổ điểm mở rộng, các em học sinh sẽ có nhiều cơ hội để đăng ký vào các trường phù hợp với khả năng của mình. Mặt khác, ban tuyển sinh cũng dễ dàng phân loại và đánh giá học sinh hơn. Tuy nhiên, điểm số quá lớn cũng sẽ khiến học sinh chủ quan và ảo tưởng về năng lực của mình".

Tuy nhiên, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng phương thức thi mới sẽ áp dụng từ năm 2019 sẽ giúp học sinh học đều các môn, chú trọng phát triển năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế.

Trong khi đó, cô Nguyễn Anh Tú, giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội cho biết: "Đưa thêm bộ môn tiếng Anh vào là môn chính để các em có ý thức học hơn, không như ngày xưa môn này chỉ được cho là môn năng khiếu, nên các em hay lơ là".

Đánh giá về phương thức tuyển sinh mới, cô N.N.T (Hà Nội) cho rằng: "Cách thi thế này khiến cả giáo viên và học sinh đều bỡ ngỡ. Các em cần có thêm nhiều thời gian hơn để tập dượt, để quen với cách làm bài thi mới này".

giao vien ha noi cach thi vao lop 10 moi khien ca hoc sinh va giao vien bo ngo

Phương thức thi mới sẽ giúp học sinh học đều các môn, chú trọng phát triển năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế.

Theo cô N.N.T, lượng kiến thức năm nay rất nhiều, các môn tự chọn trước nay đều là các môn các em học sinh không chú trọng vào học, giờ đòi hỏi các em phải tập trung một cách toàn diện hơn.

Ngoài ra, việc đưa môn tiếng Anh vào cũng là một bất lợi cho các em học sinh. Đối với trường công, do các em không được thực hành và cọ xát với bộ môn này nên sẽ rất khó khăn, lúng túng. Đối với trường tư, dù có thế mạnh về kỹ năng nhưng ngữ pháp các em vẫn còn yếu.

Trong khi đó, cô Trần Hoa, giáo viên bộ môn Văn tại Hà Nội lại đánh giá về việc nhân đôi điểm môn Văn, Toán.

"Từ trước đến giờ Hà Nội vẫn nhân đôi hệ số cho điểm Văn, Toán được coi như hai môn cơ bản. Theo tôi, nhân đôi hay không thì vẫn vậy. Vấn đề là từ năm ngoái trở về trước còn có quy định cộng cả điểm xét tuyển nên nhân đôi như vậy nhằm mục đích đánh giá chất lượng học sinh. Còn năm học tới không cộng điểm xét học bạ nữa nên nhân đôi hay không cũng không có gì thay đổi", cô Trần Hoa bày tỏ.

"Các em học sinh đã học thì phải thi nhưng tổ chức thi như thế nào cho chất lượng, đỡ gây áp lực cho học sinh mới là vấn đề đang gặp khó khăn nhất là tại thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, vẫn tồn tại một bộ phận học sinh lười học, một số khác thì bố mẹ thân quen nên vẫn còn nhiều tiêu cực", cô Hoa nói.

Dự kiến trong năm học 2019-2020 trên toàn thành phố sẽ có 101.460 học sinh xét tốt nghiệp THCS (giảm khoảng 4.000 học sinh so với năm học 2017-2018).

Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS, khoảng 60-62% số học sinh tuyển vào trường THPT công lập, 20% số học sinh tuyển vào trường THPT tư thục, 10% số học sinh tuyển vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 8-10% số học sinh tham gia học nghề.

Theo kế hoạch tuyển sinh này, số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 THPT và giáo dục thường xuyên năm 2018-2019 như sau:

- Tuyển vào trường THPT: khoảng 81.200 đến 83.200 học sinh (giảm từ 3.000-4.000 học sinh so với năm ngoái).

- Trường công lập tuyển từ 60.900 đến 62/900 học sinh (giảm khoảng 3.000 học sinh so với năm học 2018-2019), các trường ngoài công lập tuyển 20.300 học sinh (tương đương năm học 2018-2019).

- Tuyển vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là 10.100 học sinh. Số còn lại vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

giao vien ha noi cach thi vao lop 10 moi khien ca hoc sinh va giao vien bo ngo Áp lực ôn thi vào lớp 10, phụ huynh sốt sắng cho con học thêm

Giáo viên cho rằng việc thi 4 môn, chưa công bố khiến nhiều phụ huynh, học sinh áp lực. Tuy nhiên, cha mẹ không nên ...

giao vien ha noi cach thi vao lop 10 moi khien ca hoc sinh va giao vien bo ngo Nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 theo phương thức thi mới của Hà Nội

Điểm xét tuyển là tổng của điểm thi môn Toán và Ngữ văn nhân hệ số 2, cộng với điểm thi Ngoại ngữ và môn ...

giao vien ha noi cach thi vao lop 10 moi khien ca hoc sinh va giao vien bo ngo Điểm thi môn Toán và Ngữ văn vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ nhân đôi

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý vừa ký quyết định ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm ...

giao vien ha noi cach thi vao lop 10 moi khien ca hoc sinh va giao vien bo ngo Hà Nội công bố phương án chi tiết thi vào lớp 10

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý vừa ký quyết định ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm ...

/ https://vtc.vn