Chương trình mới không còn trói buộc giáo viên vì sẽ không phải chỉ có một bộ sách giáo khoa mà có thể có nhiều bộ sách để lựa chọn.
Với mục tiêu giúp học sinh tiếp tục phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân..., chương trình THPT mới được ban hành có nhiều điều thú vị hơn so với chương trình hiện nay (thực hiện từ năm 2006).
Thứ nhất, chương trình mới cho thấy việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không còn là trách nhiệm của riêng giáo viên dạy hướng nghiệp mà sẽ trở thành nhiệm vụ chung của giáo viên ở tất cả môn học. Điều đó không làm nặng nề thêm cho giáo viên mà góp phần làm cho các môn học trở nên gần gũi và hữu ích cho học sinh.
Các em sẽ hiểu tại sao phải học Toán, Văn, Ngoại mgữ, Nghệ thuật, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và những ứng dụng của kiến thức môn học trong thực tiễn công việc như thế nào. Từ đó, định hướng cho các em chọn đúng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai.
Thứ hai, trong chương trình THPT hiện hành không có các môn Âm nhạc và Mỹ thuật mặc dù học sinh được học hai môn này đến cuối cấp THCS. Điều đó làm cho học sinh có năng khiếu âm nhạc, mỹ thuật không được rèn luyện xuyên suốt đến hết lớp 12 để tự tin thi vào trường năng khiếu nghệ thuật.
Chương THPT mới khắc phục được điều đó, tạo điều kiện cho học sinh đam mê âm nhạc, mỹ thuật có thể chọn học nhóm môn Nghệ thuật. Việc xuất hiện nhóm môn Nghệ thuật trong chương trình mới cấp THPT còn cho thấy giáo dục Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn việc phát triển trí thông minh đa dạng cho học sinh. Chúng ta không chỉ hãnh diện khi học sinh giỏi Toán, Văn hoặc Ngoại Ngữ, mà cũng tự hào khi học sinh hát hay, vẽ đẹp. Điều đó góp phần xóa đi định kiến không tích cực của xã hội đối với ngành nghề liên quan đến nghệ thuật.
Sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.
Thứ ba, một điểm chú ý trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được ban hành đó là Ngoại ngữ 2 trở thành môn học tự chọn từ tiểu học đến THPT. Đây là tín hiệu đáng mừng cho giáo viên dạy Ngoại ngữ 2. Kể từ khi tiếng Anh được chọn lựa là Ngoại ngữ 1 và chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 không có Ngoại ngữ 2, nhiều giáo viên tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức bỏ nghề hoặc chuyển sang dạy hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Giáo viên nào còn trẻ và đủ điều kiện thì có thể học thêm 2 năm đại học chuyên ngành tiếng Anh để có thể tiếp tục dạy ở trường. Vì vậy, có thể nói chương trình giáo dục phổ thông mới đã giúp cho các giáo viên dạy Ngoại ngữ 2 được hồi sinh và tạo cơ hội cho họ được trở lại giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo.
Thứ tư, chương trình được xây dựng theo hướng mở sẽ cởi trói cho giáo viên. Trước đây giáo viên quá quen với chỉ đạo "sách giáo khoa là pháp lệnh" nên việc dạy và học nhất nhất phải tuân theo những điều được ghi trong sách. Có kiến thức khoa học trong sách đã lỗi thời, không còn phù hợp với những phát minh hiện đại của nhân loại, nhưng giáo viên vẫn không dám cập nhật chỉnh sửa vì sợ vi phạm tính pháp lệnh cứng nhắc đó.
Chương trình mới không còn trói buộc giáo viên như thế nữa vì sẽ không phải chỉ có một bộ sách giáo khoa mà có thể có nhiều bộ sách để lựa chọn. Nhà trường, địa phương được trao quyền chủ động trong việc lựa chọn, bổ sung nội dung giáo dục phù hợp sao cho đảm bảo nội dung cốt lõi, nguyên tắc và định hướng chung. Chương trình mới không quy định quá chi tiết để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
Với những điều hấp dẫn như thế, hy vọng chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình THPT nói riêng sẽ tạo ra những bước đột phá mới, đưa giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 27/12/2018, giáo dục THPT gồm 7 môn học và hoạt động bắt buộc gồm Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Cấp THPT có năm môn học lựa chọn từ ba nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Nhóm khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Thời lượng giáo dục một buổi/ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.
Ths Lê Thị Ngọc NhẫnPhó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Nam Việt
Sách giáo khoa riêng của TP HCM chờ chương trình của Bộ Giáo dục
Sở Giáo dục không soạn sách giáo khoa riêng mà chỉ làm cầu nối, tập hợp đội ngũ chuyên gia và phối hợp cùng nhà ... |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Lãng phí SGK là có thật
Thừa nhận tình trạng lãng phí SGK là có thật, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, do thiết kế SGK hiện hành ... |
Sách giáo khoa độc quyền gây lãng phí cho xã hội
“Tiến độ thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn chậm, trong đó chương trình giáo dục phổ thông ... |
Mắt thần Syria tóm sống trinh sát Israel khi dò la S-300
(Vũ khí) - Hôm 16/10, một chiếc trinh sát cơ RC-135W bất ngờ xuất hiện gần nơi triển khai S-300. Tuy nhiên, mọi hành vi ... |