Giải thích của CEO Asanzo Phạm Văn Tam ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm là không phù hợp.
Trước những ồn ào vụ Asanzo và giải thích của CEO tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về lắp ráp thành sản phẩm không có gì mới. Khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng) đưa ra quan điểm về vụ việc.
Theo luật sư Hưng, những dấu hiệu sai phạm của Asanzo tập trung vào hai vấn đề lớn là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà họ bán ra thị trường là Việt Nam hay Trung Quốc và doanh nghiệp này có thực hiện hành vi tháo rời máy lạnh nguyên chiếc để khai báo linh kiện nhằm trốn thuế tiêu thụ đặc biệt và kiểm tra chất lượng Nhà nước hay không?
Thứ nhất, đối với vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Cơ sở pháp lý cho vấn đề này là Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Trong vấn đề này, CEO tập đoàn Asanzo - ông Phạm Văn Tam cho rằng có hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ khoảng tháng 6/2018, Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp để sản xuất mặt hàng này trong nước. Giai đoạn hai từ nửa sau năm 2018 đến nay họ nhập khẩu về Việt Nam và có xuất xứ từ Trung Quốc.
Vấn đề xuất xứ hàng hóa được nêu rõ tại khoản 1 điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định: "Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó".
Khoản 11 điều 3 nghị định 31/2018/NĐ-CP giải thích thêm rằng : "Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa". Thay đổi cơ bản là việc hàng hóa được biến đổi qua quá trình sản xuất, để hình thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hóa ban đầu.
Như vậy cách giải thích của CEO Asanzo không phải là không phù hợp. Vì linh kiện các thiết bị điện tử không phải là hàng hóa sau cùng để phản ánh đặc điểm cơ bản của một loại hàng hóa mà cần qua gia công, chế biến để tạo ra sản phẩm mới mang đặc điểm cơ bản của sản phẩm.
Việc ghi “xuất xứ Việt Nam” đối với các hàng hóa được lắp ráp từ linh kiện và cho ra thành phẩm cuối cùng tại Việt Nam thì cần ghi xuất xứ Việt Nam, phù hợp với quy định tại khoản 11 điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP. Còn đối với các sản phẩm điện gia dụng nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc nửa sau năm 2018 như đề cập của CEO tập đoàn này thì phải ghi xuất xứ Trung Quốc.
Muốn làm rõ được vấn đề này, tự bản thân Asanzo phải cung cấp các văn bản nhập khẩu linh kiện, thiết bị về Việt Nam lắp ráp để cho ra thành phẩm mới từ nửa trước 2018 và các văn bản về nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam từ nửa sau năm 2018. Có như vậy mới có việc hai sản phẩm tồn tại song song trên thị trường nhưng có các nguồn gốc khác nhau và vấn đề liên quan đến nguồn gốc xuất xứ mới được làm rõ.
Đối với vấn đề thứ hai, Asanzo khẳng định không trực tiếp nhập khẩu linh kiện mà mua lại của các nhà cung cấp. Do đó chưa thể kết luận liệu Asanzo có cố tình vi phạm quy định về luật thuế tiêu thụ đặc biệt hay không, nhưng tại quy tắc 2(a) thuộc 6 quy tắc tổng quát ban hành kèm theo thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 về việc ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì Hàng hóa là máy móc, thiết bị chưa hoàn chỉnh nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa hoàn thiện, được nhập từ nhiều nguồn, nhiều chuyến.
Hoặc hàng hóa là máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời, đồng bộ nhưng nhập khẩu từ một nguồn, về cùng chuyến, làm thủ tục tại một cửa khẩu; Hàng hóa là cụm linh kiện (đã lắp ráp gồm nhiều chi tiết), linh kiện, bộ phận của máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời, đồng bộ được nhập khẩu từ nhiều nguồn, nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau. Đây là các loại hàng hóa phải khai báo thủ tục thuế để đảm bảo nghĩa vụ thuế.
Như vậy vấn đề của Asanzo là có nhập khẩu và có kê khai thuế đầy đủ nếu nhập khẩu hay không hiện tại chưa có chứng từ hồ sơ để giải đáp. Còn đối với vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa, nếu doanh nghiệp chứng minh được có hai giai đoạn và chứng minh được việc nhập linh kiện về lắp ráp, sau đó là nhập nguyên chiếc từ cuối 2018 đến nay thì doanh nghiệp có thể ghi xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam hoặc từ Trung Quốc tùy vào từng giai đoạn tương ứng với việc sản xuất lắp ráp tại Việt Nam hoặc nhập khẩu về Việt Nam khi đã đầy đủ các tính năng cơ bản của hàng hóa.
“Chưa thể kết luận là họ bị “oan” và cũng chưa thể kết luận họ “không oan” trong vụ việc này cho đến khi các hồ sơ, chứng từ, tài liệu chứng minh được rõ về hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, nhưng sự bất nhất về sản phẩm trên thị trường cho phép dư luận có quyền đặt nghi vấn về doanh nghiệp này”, luật sư Nguyễn Kiều Hưng cho biết .
Asanzo, linh kiện Trung Quốc còn công nghệ Nhật thì chưa thể tiết lộ
Theo Asanzo, vì lý do đã ký hợp đồng bảo mật nên hiện nay Asanso đang xin phép tập đoàn phía Nhật Bản để công ... |
Công nghệ ốc vít, hàng Trung Quốc thành hàng Việt chất lượng cao lừa dân
Nhiều DN Việt Nam đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc rồi tháo rời thành một vài nhóm linh kiện nhập về nước; hoặc bắt ... |
Thông tin bất ngờ mới từ TP. Hồ Chí Minh về vụ Asanzo
Ngày 24/6, Thủ tướng có văn bản giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương khẩn trương kiểm tra, xác ... |