Giá vàng 15/3: Vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 15/3 trên thị trường quốc tế tiếp tục tụt giảm trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine có lối thoát và đồng USD tăng dữ dội.

Giá vàng trong nước

Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá vàng tại thị trường trong nước vẫn tiếp tục giảm sâu từ 100 - 910 ngàn đồng/lượng so với đầu phiên.

Hiện, giá vàng trong nước về dưới mức 69,40 triệu đồng/lượng. Có nơi giảm mạnh về mức 68,78 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, giá vàng SJC đang niêm yết tại Hà Nội với mức 67,70 - 69,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); đi ngang ở chiều mua và giảm 100 ngàn đồng/lượng ở chiều bán.

Giá vàng DOJI chốt phiên giảm mạnh 400 ngàn đồng/lượng ở chiều mua và giảm 600 ngàn đồng/lượng ở chiều bán; niêm yết ở mức 67,00 - 68,80 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng PNJ cũng giảm mạnh 600 ngàn đồng/lượng ở chiều mua và giảm 500 ngàn đồng/lượng ở chiều bán; chốt phiên giao dịch ở mức 67,10 - 69,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng miếng tại Bảo Tín Minh Châu giảm mạnh nhất, chốt phiên hôm qua lại đang giảm 910 đồng/lượng ở chiều mua và giảm sâu 800 ngàn đồng/lượng ở chiều bán; giao dịch ở mức 67,02 - 68,78 triệu đồng/lượng (mua-bán).

Còn giá vàng 9999 tại Tập đoàn Phú Quý chốt phiên hôm qua giảm mạnh 400 ngàn đồng/lượng ở chiều bán và giảm sâu 700 ngàn đồng/lượng ở chiều mua; niêm yết ở mức 67,00 - 68,80 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước có thể sẽ tiếp tục giảm sâu nếu thị trường thế giới không phục hồi.

Giá vàng thế giới

6h sáng nay 15/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1.978 USD/ounce, gần như không đổi so với đầu giờ sáng qua.

Giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục sụt giảm trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine có những diễn biến tích cực. Bên cạnh đó, vàng giảm còn do USD tăng dữ dội trước thời điểm Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.

Ngoài ra, triển vọng tăng lãi suất đẩy lợi suất trái phiếu lên cao nhất trong một tháng, cùng với hy vọng về tiến triển trong cuộc đàm phán giữa Nga - Ukraine làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

Vàng giảm giá còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu giảm. Giá dầu thô dần trở về ngưỡng 100 USD/thùng (từ đỉnh 140 USD trong tuần trước) nhờ dấu hiệu tích cực từ đàm phán Nga - Ukraine. Giới đầu tư nhen nhóm hy vọng từ vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine, trong khi thành phố Thâm Quyến - trung tâm công nghệ của Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng do COVID-19.

Các chuyên gia phân tích, vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, theo đó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. Lãi suất cao hơn, nhằm mục đích kiềm chế lạm phát, cũng làm giảm sức hấp dẫn của vàng - vốn được coi là một biện pháp phòng ngừa sự leo thang của giá cả.

Ở chiều ngược lại, giới đầu tư trên khắp thế giới vẫn đang tìm đến vàng ngày một nhiều hơn trong bối cảnh Nga tấn công vào Ukraine đã đẩy giá cả của hàng loạt loại hàng hóa, từ dầu cho đến khí đốt hay bột mì lên cao kỷ lục. Lạm phát gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Lạm phát tại Mỹ tăng vọt lên mức 7,9% trong tháng 2 vừa qua, mức cao nhất trong 40 năm qua.

Vàng vẫn là một kênh đầu tư an toàn khi chiến tranh và khủng hoảng xảy ra.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng tiếp tục gia tăng. Trong năm 2021, thế giới đã chứng kiến nhu cầu vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ.

Đại diện Forbes & Manhattan dự báo, chu kỳ giá vàng tăng sẽ tiếp tục kéo dài và vàng có thể lên mức 4.000 USD/ounce trong vòng 4-5 năm tới, tương đương khoảng 110 triệu đồng/lượng.

PV (th)

Giá vàng tăng trở lại, vượt mốc 70 triệu đồng/lượng Giá vàng tăng trở lại, vượt mốc 70 triệu đồng/lượng
Giá vàng cắm đầu đi xuống, có nên mua ‘lướt sóng’? Giá vàng cắm đầu đi xuống, có nên mua ‘lướt sóng’?
Giá vàng hôm nay 11/3: Lạm phát tăng cao, vàng tăng trở lại Giá vàng hôm nay 11/3: Lạm phát tăng cao, vàng tăng trở lại

/ Nghề nghiệp và cuộc sống